tạo má lúm đồng tiền - Nâng mũi S-line - Đào tạo seo website

Khám Phá Lâu Đài Himeji Nhật Bản

Lâu đài Himeji là một trong những di tích lịch sử cổ nhất và nổi tiếng nhất ở Nhật Bản, được người Nhật coi là Quốc Bảo của mình.

Lâu đài còn là một tòa thành đứng đầu trong 3 tòa thành quý nhất ở Nhật (Tam đại Quốc bảo thành), không chỉ bởi vẻ đẹp cổ kính của nó mà còn bởi những truyền thuyết và lịch sử quanh nó như quyện vào nhau. Chỉ một lần đến thăm du khách dường như thấy được cả một trang lịch sử cô đọng và sống động của thời cận đại. Từ năm 1993, Himeji đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Vị trí địa lý
Nằm ở miền trung Nhật Bản, thuộc tỉnh Hyogo, liền kề với cố đô Kyoto nên vùng đất này giữ được nhiều nét ảnh hưởng văn hoá truyền thống của cố đô một thuở. Nhiều thành quách lâu đài, phong tục tập quán của một vùng kế cận kinh đô đã lưu giữ được khá hoàn hảo một thời kỳ mà vùng miền trung Nhật Bản này là trung tâm của một Quốc gia.
  

Lâu đài Himeji nằm trong trung tâm thành phố Himeji, cách thủ đô Tokyo 650 km về phía tây. Lâu đài Himeji mang biệt danh là “ White Heron” vì các bức tường của nó được che phủ bằng một lớp thạch cao trắng. Tòa lâu đài này được xây dựng bằng gỗ chứ không phải bằng đá, nên người ta phải quét một lớp thạch cao trắng để chống cháy ở tất cả các bức tường, cũng như toàn bộ cấu trúc bên trong bên ngoài.
 Du khách có thể đi tàu đường sắt cao tốc xuyên Nhật, dọc bờ biển xinh đẹp, ngắm đỉnh núi Phú Sĩ tuyết đang tan còn đọng lại trên đỉnh như mũ đội đầu của ông già Nô-En, ngắm những cây cầu xuyên từ đảo nọ sang đảo kia cực kỳ hiện đại, qua các thành phố cảng biển nổi tiếng Osaka, Kobe và dừng chân tại thành phố du lịch này, chỉ cách Kobe có 55 km về phía tây.
  

Theo thư tịch cổ Nhật Bản, đây là một thành cổ có từ năm 1346. Vào thời vị tướng tên là Ikeda Teramasa nắm quyền kiểm soát khu vực này, xã hội thanh bình và ông đã cho xây lại lâu đài này vào năm 1600. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, lâu đài đã bị bom phá huỷ một phần, sau đó đã được trùng tu cơ bản như hiện nay.
Từ xa, có thể thấy lâu đài Himeji lộng lẫy, nguy nga, được người Nhật ví như hình tượng một con " diệc trắng " - một loài chim cao quý, tượng trưng cho sự thanh khiết cao thượng của người quân tử - đang bay trong ráng chiều. Lâu đài lại được bao bọc bởi một rừng cây xanh của công viên Himeji kokoen, điển hình một công viên truyền thống của Nhật.
Kiến trúc độc đáo
Himeji được xây dựng trên đỉnh ngọn đồi Himeyama cao 45,6m so với mực nước biển. Himeji nổi tiếng không chỉ do tháp chính lớn mà còn bởi cả một hệ thống phòng thủ phức tạp giống như một mê cung. Ngày nay, tuy các lối đi trong lâu đài được đánh dấu rõ ràng, nhưng du khách viếng thăm vẫn bị lạc không tìm thấy lối ra.
  

Lâu đài có một nét gì đó của nghệ thuật Trung Hoa ở chỗ chọn vị trí ẩn hiện trong rừng cây, nhô cao trên đỉnh đồi giống những chùa tháp, lại có một nét nào đó của nghệ thuật Phương Tây trong dáng vẻ của một lâu đài vững chắc thời Trung cổ.
Từ lâu, người Nhật đã ý thức được giá trị bảo tồn của lâu đài Himeji. Vì thế, đất đai xung quanh khu vực lâu đài hầu như không được phép dùng để xây dựng các công trình dân sinh, không có một toà nhà cao tầng nào mọc lên để “tranh giành” khoảng không gian chỉ dành riêng cho lâu đài.
Nhìn từ trên xuống, chúng ta có thể thấy bình diện lâu đài Himeji như một ốc đảo hình bầu dục. Viền bên ngoài là một hào nước sâu, bao quanh lâu đài là một bức tường đá, rồi đến một dải cây, chủ yếu là tùng bách viền quanh. Ngoài cùng, bao bọc lấy cả lâu đài là một khu công viên rộng rãi. Lâu đài không có nhiều cổng ra vào, lối vào lâu đài ở chính hướng nam rất kiên cố.
Cả lâu đài có 6 tầng lầu được dựng nên bởi những chiếc cột gỗ có đường kính lớn, chống thẳng chịu lực. Có những cột to được xác định niên đại bằng phương pháp khoa học tự nhiên cách đây những 780 năm, thuộc loại đại cổ thụ hiếm thấy và được làm từ loại gỗ bách. Các xà ngang, xà dọc cũng được làm từ gỗ, ngay cả những vách ngăn cũng được làm từ những ván gỗ xẻ, không sơn mà vẫn mang mầu tự nhiên của vỏ gỗ. Kỹ thuật liên kết giữa các cột và xà cũng là kỹ thuật ghép mộng như kỹ thuật dựng đình chùa ở ta.Đặc biệt, cầu thang nối các tầng được thiết kế không trùng nhau ở cùng một vị trí toạ độ mà được bố trí rải rác tạo nên những góc hiểm giúp cho công việc phòng thủ lợi hại.
Trên tầng lầu cao nhất của lâu đài, ta có thể thấy toàn thể thành phố du lịch vừa cổ kính vừa hiện đại, xa xa là màu xanh ngăn ngắt của vịnh biển nội địa Nhật Bản, phong cảnh hữu tình. Vì là pháo đài nên ở tầng dưới cùng chỉ mở ít cửa, làm bằng gỗ, then cài cửa đóng kiên cố, những trụ cửa cũng như bệ đỡ cửa được làm từ những khối đá to, chạm khắc hoa văn cầu kỳ.
Bên trong lâu đài gồm nhiều ngôi nhà có kiến trúc khá nhất quán, thông nhau bởi các lối đi ghập ghềnh. Có nhiều phòng nhỏ dọc theo hành lang, có phòng dành cho tướng lĩnh, phòng cho binh sĩ và phòng dành cho phụ nữ. Đặc biệt, ở cạnh đông của nhà Daitenshu (Đại Thiên) có một toà án nhỏ, nơi dành riêng cho các hiệp sĩ Samurai làm lễ tự vẫn theo đúng nghi thức Seppuku.
Điểm độc đáo của lâu đài là có những dãy hành lang dài hun hút, quanh co, được làm toàn bằng gỗ, có niên đại khoảng đầu thế kỷ 17. Lâu đài có rất ít cửa sổ được mở, mà chỉ là những cửa sổ hẹp hình chữ nhật vì trước hết đây là một pháo đài phòng thủ. Đường đi trong lâu đài dích dắc, cửa sổ pháo đài ở những góc lợi hại, thuận tiện cho quân sĩ bắn những mũi tên có lửa, bắn súng, đổ đá và nước chì lỏng vào quân địch, mà nếu có tấn công thì quân địch phải vượt qua những dốc đồi thẳng đứng mới tới được những tầng cao của lâu đài.
Nét đẹp kiến trúc của lâu đài Himeji, ngoài kết cấu chủ lực bằng gỗ, còn thể hiện ở các tầng mái ngói ống màu xanh, đầu mái cũng như diềm mái được trang trí hoa văn hoa lá thanh thoát, được tạo ra từ cách dập nổi hoa văn từ trước khi nung. Các viên ngói ống này được sản xuất hàng loạt, quy chuẩn kể cả từ kích thước tới những đường nét hoa văn. Chỉ cần nhìn những viên ngói này chúng ta đã thấy được kỹ thuật chế tạo vật liệu xây dựng ở trình độ cao, chỉn chu mà mực thước của người thợ thủ công Nhật Bản.
Nhìn từ xa, các nếp mái thẳng hàng song song với nhau như đường kẻ chỉ, góc đà đao không cong vút như kiến trúc tôn giáo của người Việt,vì thế  tạo ra một cảm giác bề thế. Đầu hồi của hai mái thường gắn biểu tượng động vật như phong cách kiến trúc ở nhiều vùng Đông Á, mặc dù những hình tượng động vật không to lắm. Hệ thống mái của lâu đài không to bè mà có góc nhọn là một đặc điểm của hệ mái ở vùng lạnh, chịu được sức nặng của tuyết rơi trong mùa đông. Các lớp mái được trổ theo nhiều góc, tạo thành những đường viền mái song song hoặc vuông góc với nhau, làm cho các nếp mái của 6 tầng lầu nhấp nhô đẹp mắt. Đây cũng là một đặc thù của kiến trúc cổ ở Nhật Bản, ta có thể gặp được trong nhiều kiến trúc thời cổ đại và cận đại. Nhìn chung, kiến trúc truyền thống Nhật Bản có sự ảnh hưởng của kiến trúc Trung Quốc và Triều Tiên và  vẫn mang được bản sắc riêng của mình.
Nhưng có lẽ đẹp nhất là sự hoà trộn cảnh quan nơi đây. Lâu đài đột ngột nổi lên giữa một màu xanh của cây cỏ, màu nâu xám của tường đá và điểm xuyến mỗi mùa một màu hoa rực rỡ.
Trước khi rời nơi đây, du khách còn thấy một cái giếng có thành xây bằng những cột đá vuông dựng xung quanh ở phía nam của lâu đài, nơi có một truyền thuyết đẫm nước mắt về một hồn ma mãi không siêu thoát. Câu chuyện nổi tiếng BanshuSara- Yashiki kể về linh hồn của một cô người hầu trong lâu đài, bị tra tấn gần chết vì bị kết tội oan là ăn trộm một cái đĩa quý và bị quẳng xuống giếng sâu, hằng đêm vẫn có người nghe thấy tiếng kêu gào thảm thiết ai oán của cô.

Lâu đài Himeji là một điểm du lịch lớn, vì thế, người ta cũng xây một số ngôi nhà tạm trong khuôn viên mang phong cách kiến trúc của lâu đài. Du khách có thể mua sách báo kể về sự tích, truyền thuyết của lâu đài và nhiều đồ kỷ niệm truyền thống của Nhật Bản. Nơi đây cũng có quán " xem bói ", đông người bỏ tiền ra rút thẻ. Nếu thẻ nói đúng tiền vận, hậu vận của khách lãng du thì đem lại niềm vui khôn tả trong một khung cảnh pha chút lãng mạn tâm linh, còn nếu không đúng thì cũng là một kỷ niệm vui trong một chuyến đi vãng cảnh. Âu đấy cũng là một nét đẹp tinh thần truyền thống của người Nhật được bảo tồn qua nhiều thế hệ.
Nguồn: Travellive
CÔNG TY TNHH DU HỌC HOA SEN 
Trụ sở chính : 58 Trương Vĩnh Ký, P. Tân Thành, Q.Tân Phú, Tp.HCM 
Điện thoại : (08) 7301 1518 - (08) 7301 1519 
Email : 
info@duhochoasen.com 
Website: 
duhochoasen.com
Tags: 
du hoc Nhat Ban

Nhật Bản toàn cầu hóa giáo dục

Đối với Mai Hoài Giang, cô sinh viên Việt Nam tại trường APU, cơ hội để tìm việc làm tại Nhật Bản chưa bao giờ dễ hơn thế khi có đến 300 công ty, tập đoàn, tìm đến trường để chào mời các tân cử nhân đa quốc tịch về làm việc. Giang đã chọn công việc điều hành kế toán tại Uniqlo, chuỗi cửa hàng bán lẻ của tập đoàn Fast Retailing. Cô chia sẻ ước muốn được làm việc tại Việt Nam nếu Uniqlo mở rộng hoạt động tại quê nhà.

Theo tờ Time, nhờ chính sách mở rộng cửa cho giáo dục của Nhật Bản, Giang và các sinh viên nước ngoài đang có nhiều cơ hội làm việc ở đất nước này. Theo chính sách mới, các trường đã có những bước tiếp cận mang tính quốc tế hơn như chào đón sinh viên và giáo viên nước ngoài, thúc đẩy các chương trình nghiên cứu và giảng dạy song ngữ cũng như khuyến khích giới trẻ Nhật Bản du học, tạo điều kiện cho sinh viên tìm việc sau tốt nghiệp. Chính sách này xuất phát từ sự thiếu hụt dân số trẻ tại Nhật Bản, tốc độ già hóa nhanh đã tạo ra những bước cản lớn cho việc đẩy mạnh phục hồi nền kinh tế tại quốc gia đang có khoản nợ công lớn nhất thế giới. Với chính sách mới này, Chính phủ Nhật Bản hy vọng sẽ tạo động lực lớn để thay đổi nền giáo dục theo hướng toàn cầu hóa.

Thực tế những năm qua, giáo dục Nhật Bản cũng đã có những bước thay đổi, nhưng diễn ra chậm chạp và không mấy hiệu quả. Kể từ những năm 1950, hàng tỷ yen đã được chi cho học bổng dành cho các sinh viên quốc tế và các chương trình trao đổi. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2009 - 2011, chỉ có khoảng 4% sinh viên nước ngoài học tập ở Nhật Bản. Trong số đội ngũ giảng dạy ở các trường, chỉ có 5% là người nước ngoài và phần lớn là dạy tiếng Anh.

Trong khi đó, Bộ Giáo dục Nhật Bản cũng cho biết, kể từ năm 2000, số sinh viên Nhật Bản ra nước ngoài du học giảm tới một nửa. Năm học mới ở Nhật Bản thường bắt đầu vào tháng 4 chứ không phải tháng 9 như nhiều nước khác. Chính điều này đã làm phức tạp hóa việc sắp xếp thời gian học tập và trao đổi sinh viên. Nhiều sinh viên cảm thấy lo lắng khi học một năm hoặc một học kỳ ở nước ngoài vì họ có thể bị lỡ cơ hội tuyển dụng của các công ty. Còn các lớp học ngôn ngữ tại các trường trung học lại không chuẩn bị đủ kiến thức cho học sinh muốn đi du học và học tập bằng tiếng nước ngoài.

Cũng chính vì sự khác biệt trong hệ thống giáo dục nên dù nổi tiếng là một đất nước sản sinh ra nhiều công nghệ tiên tiến phục vụ thế giới nhưng giáo dục của Nhật Bản lại không được đánh giá cao trên bảng xếp hạng toàn cầu. Trường có uy tín nhất của Nhật Bản, Đại học Tokyo, chỉ xếp hạng 30 trong bảng xếp hạng mới nhất về chất lượng giáo dục đại học của tạp chí Times, Mỹ.

Trường đại học tốt thứ hai là Đại học Kyoto chỉ xếp hạng thứ 52, và thứ ba là Viện Công nghệ Tokyo xếp hạng 108. Hiệu trưởng Viện Công nghệ Tokyo, ông Yoshinao Mishima, người có sáng kiến thúc đẩy hợp tác giữa các trường đại học tại Nhật và các trường đại học hàng đầu tại Mỹ và châu Âu, cho rằng thách thức lớn nhất của các trường đại học Nhật Bản là chưa bắt kịp các tiêu chuẩn của thế giới, để cạnh tranh trong một môi trường giáo dục toàn cầu thì sự thay đổi là điều rất cần thiết.


CÔNG TY TNHH DU HỌC HOA SEN 
Trụ sở chính : 58 Trương Vĩnh Ký, P. Tân Thành, Q.Tân Phú, Tp.HCM 
Điện thoại : (08) 7301 1518 - (08) 7301 1519 
Email : 
info@duhochoasen.com 
Website: 
duhochoasen.com
Tags: 
du hoc Nhat Ban

10 bước để có thể học tiếng Anh giao tiếp trôi chảy

Bạn đã Học tiếng Anh giao tiếp đúng cách chưa, hay chỉ học theo cảm hứng. Dưới đây là 10 bước để có thể giúp bạn học theo đúng lộ trình.
hoc-tieng-anh-giao-tiep-success

1. Kiên trì học tiếng Anh mỗi ngày, dành ra thấp nhất 10 phút. Buổi sáng là thời gian tốt nhất.

Sáng sớm khi vừa ngủ dậy não chúng ta chưa bị những tin tức hỗn tạp xâm nhập, khi học không bị tác động của tin tức hỗn hợp, tương tự như vậy, trước khi ngủ mà hoc tập, do sau đó không bị tác đông của tin tức nên hiệu quả tương đối tốt. Vì vậy mỗi ngày bạn nên dành ra thấp nhất 10 phút để có thể tập trung vào việc học tiếng Anh như vậy khả năng Giao tiếp của bạn sẽ cải thiện đáng kể

2. Thay đổi phương pháp và hình thức học tiếng Anh để tránh sự nhàm chán.

Thường xuyên sử dụng một phươn pháp rất dễ khiến cho chúng ta cảm thấy đơn điệu nhàm chán và mệt mỏi, những người có nghị lực cũng không ngoại lệ. Nếu thường xuyên thay đổi phương thức học chẳng hạn như chuyển đổi từ đọc qua nghe từ viết qua hội thoai, xem băng hình, giao tiếp… như thế sẽ khiến cho người học có cảm nhận mới mẻ, dễ dàng tiếp thu tri thức.

3. Không thoát ly ngữ cảnh.

Đối với thanh thiếu niên, trí nhớ mang tính máy móc tương đối cao, đối với người trưởng thành, trí nhớ mang tính lý giải cao. Chỉ có những vấn đề đã được hiểu mới có thể cảm thụ một cách sâu sắc, mới ghi nhớ được. Liên hệ với ngữ cảnh chính là nhấn mạnh phương pháp hiệu quả của sự ghi nhớ mang tính lý giải.

4. Dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc như quảng cáo, câu chữ gặp ngẫu nhiên 

.
Dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc, có lợi cho việc mở rộng tri thức nâng cao khả năng phản ứng nhanh, khiến cho bản thân có thể nhanh chóng lấy từ câu, cú pháp từ trung khu đại não, phát hiện thấy không đủ thì lập tức bổ sung.

5. Chỉ có những cái đã được thầy giáo sửa chữa mới đáng ghi nhớ kỹ, nghĩa là cần phải ghi nhớ nhưng cái đã được khẳng định là đúng.

Học ngoại ngữ, không chỉ nắm bắt những kiến thức đúng trong giáo trìnhb mà còn phải thông qua giáo trình phản diện để học được cách tránh phạm lỗi. Cho nên ngoài việc học tập những kiến thức đã được thầy giáo hiệu chỉnh ra, còn phải xem thêm một số sách giảng giải về lỗi thường gặp.

6. Học ngoại ngữ, cần phải phối hợp từ nhiều phương diện:

Đọc báo, tạp chí, sác tham khảo, nghe đài, xem băng, tham dự các buổi đàm thoạt.

7. Phải mạnh dạn tập nói, không sợ sai.

Cần phải nhờ người khác sửa lỗi, không sợ xấu hổ, không nhụt chí.

8. Thường xuyên viết và học thuộc những mô hình câu thường dùng.

Học ngoại ngữ không nên “vơ đũa cả nắm”, nên nắm những điểm cốt lõi. Nhìn từ kết cấu của ngoại ngữ, nắm được những cấu trúc câu thường dùng là rất quan trọng. Trong câu thường có từ, ngữ pháp cú pháp và tập quán.

9. Cần phải tự tin kiên định mục đích đã định, sự kiên nhẫn sẽ tạo ra nghị lực phi thường và tài năng học ngoại ngữ.

Một nhà tư tưởng Mỹ từng nói: “Tự tin là bí quyết quan trọng đầu tiên của sự thắng lợi” Nếu bạn không tin là bản thân sẽ học tốt ngoại ngữ, thì chắc chắn bạn không bao giờ học giỏi được, và tốt nhất là từ bỏ, khi bắt đầu học ngoại ngữ thì phải tin tưởng bản thân có nghị lực, tin rằng sẽ ghi nhớ được và nhất định sẽ thành công…

10. Kiểm tra lại 9 điều trên: hãy chắc chắn bạn đã thực hiện đúng những chú ý mà chúng tôi gửi tới bạn ở trên, thường xuyên kiểm tra lại và bạn sẽ thành công!

Chọn trường tiểu học quốc tế

Hiện nay, ngày càng nhiều gia đình đăng kí cho con theo học tại các trường quốc tế từ tiểu học, trung học đến bậc đại học. Đáp ứng nhu cầu đó, số lượng các trường tiểu học quốc tế được thành lập những năm gần đây ngày càng nhiều.

Một mặt, đây là cơ hội để các bậc phụ huynh có nhiều phương án lựa chọn. Mặt khác, nhiều phụ huynh tỏ ra băn khoăn không biết nên chọn trường nào cho con theo học. Bài viết này xin chia sẻ đôi điều cần lưu ý cho các phụ huynh khi chọn trường quốc tế cho con mình.

Tuy học phí đắt đỏ nhưng trường quốc tế vẫn là lựa chọn của không ít gia đình có điều kiện. Nhưng làm sao để lựa chọn được một ngôi trường phù hợp với định hướng phát triển của cha mẹ dành cho con cái, vừa phù hợp với nhu cầu tài chính của mỗi gia đình là điều không dễ.

Dù chương trình giảng dạy tại các trường Quốc tế có ưu việt tới đâu nhưng hãy chắc chắn rằng họ vẫn dạy các học sinh Việt Nam các môn Văn, Sử, Địa bằng TIẾNG VIỆT. Hãy chắc chắn rằng con bạn dù tiếp xúc với nền giáo dục hiện đại của thế giới nhưng trẻ không được quên mình là người Việt Nam.

Sau đó, bạn hãy lưu tâm tới việc trường quốc tế bạn chọn có được các tổ chức Giáo dục uy tín trên thế giới công nhận không?

Ví dụ: WES (World Education Services) là tổ chức giáo dục không vụ lợi (Non Profit Organization) được chọn lựa chỉ định bởi các trường ĐH uy tín hàng đầu trên thế giới, đặc biệt ở Mỹ như: Havard, Princeton, Yale, Stanford, MIT, Brown… để xem xét, đánh giá tiêu chuẩn học tập đầu vào của các học sinh tốt nghiệp từ các trường học trên toàn thế giới. Nếu các trường quốc tế đã được WES công nhận đạt tiêu chuẩn thì sẽ được các trường ĐH uy tín nhận vào dễ dàng. Ngoài ra, còn phải kể đến các tổ chức khác như: IIE (Institute of International Education - Tổ chức Giáo dụcQuốc tế Hoa Kỳ), IBO (Tổ chức Tú tài Quốc tế), CIS (Hiệp hội các trường Quốc tế)... Hiện nay, tại Việt Nam mới có duy nhất trường Quốc tế APU được IIE công nhận.

Danh sách các trường quốc tế tại Việt Nam hiện đang dạy theo chương trình IBO (Tổ chức Tú tài Quốc tế) gồm có 9 trường ACG, AIS - Mỹ, Hanoi Intl School, ISHCMC, RISS, SSIS, AIS Úc, BIS, UNIS.

- Chỉ có 2 trường được giảng dạy đủ 3 chương trình PYP (Tiểu học), MYP (Trung học) và DP (Tú tài) là Trường Quốc tế TPHCM ISHCMC và Trường Quốc tế UNIS.

- Hai trường chỉ mới được giảng dạy chương trình PYP là ACG và AIS - Úc.

Các trường quốc tế dạy theo chương trình IBO, học sinh cần phải học 13 năm.

Sau khi tốt nghiệp tại các trường này, học sinh muốn du học ở các nước châu Âu thì không có vấn đề gì nhưng bằng cấp này qua Mỹ lại không được chấp nhận. Các phụ huynh có định hướng cho con du học Mỹ nên lưu tâm tới điều này.

Sau khi kiểm tra các chứng nhận mà mỗi trường có được, các phụ huynh nên lưu tâm tới thành tích mà học sinh trường đó đã đạt được: điểm GPA, điểm thi ACT, SAT, tỉ lệ % học sinh vào các trường ĐH danh tiếng sau khi tốt nghiệp. Đó là minh chứng tốt nhất cho chất lượng giáo dục của mỗi trường.

Ngoài ra, các phụ huynh nên kiểm tra trường quốc tế dự định đăng kí có các chương trình học và tín chỉ đã được công nhận trao đổi từ trường này với các trường trung học và đại học uy tín trên thế giới, đặc biệt là Mỹ. Việc bằng cấp, tín chỉ và chương trình học đã được công nhận, kiểm định chất lượng thì học sinh sau khi tốt nghiệp sẽ được các trường đại học uy tín chấp nhận đầu vào dễ dàng, thuận lợi. Bên cạnh đó, các phụ huynh nên hỏi trường có chương trình trao đổi học sinh hay không. Các phụ huynh không ở thành phố lớn thì cần quan tâm trường có kí túc xá cho học sinh không...

Điều cuối cùng trước khi đặt bút đăng kí lựa chọn một trường quốc tế, bạn nên đến thăm quan ngôi trường mà con bạn sẽ gắn bó một lần để có cảm nhận thiết thực nhất.

Sau khi kiểm tra các chứng nhận mà mỗi trường có được, các phụ huynh nên lưu tâm tới thành tích mà học sinh trường đó đã đạt được: điểm GPA, điểm thi ACT, SAT, tỉ lệ % học sinh vào các trường ĐH danh tiếng sau khi tốt nghiệp. Đó là minh chứng tốt nhất cho chất lượng giáo dục của mỗi trường.

Xem thêm: Tiểu học quốc tế: Các tin tức về trường tiểu học quốc tế tại Việt Nam

Kết bạn với Kênh Tuyển Sinh trên Facebook hoặc GOOGLE + để thường xuyên cập nhật những tin tức mới nhất về: tuyen sinh, ti le choi, diem thi, diem chuan, điểm thi đại học 2013 và điểm chuẩn đại học 2013 , tieu hoc quoc te 

Bạn đang theo dõi chủ đề Chọn trường tiểu học quốc tế nào tốt cho trẻ? , Những thông tin này có thể thay đổi trong các thời điểm khác nhau, bạn có thể cập nhật những thông tin mới nhất về Chọn trường tiểu học quốc tế nào tốt cho trẻ? 

Nguồn: Sưu tầm

Trường tiểu học quốc tế: Đắt sắt ra miếng?

Học trường quốc tế tuy đắt nhưng... xắt ra miếng, đó là lí do khiến nhiều phụ huynh quyết định lựa chọn một trường tiểu học quốc tế cho con cái khi vào lớp 1, dù biết mức học phí ở đó có thể cao gấp nhiều lần các trường công lập

Trước ngưỡng cửa khi con vào “đại học chữ to” nhiều ông bố, bà mẹ không ngần ngại chọn cho con mình một trường tiểu học quốc tế.

Học phí cao, vẫn chấp nhận

Đứa con lớn của chị Hằng (Chính Kinh, Hà Nội) học trường tiểu học gần nhà, nhưng đến đứa con thứ 2 chuẩn bị vào lớp 1, chị nhất quyết phải cho con học ở một trường dân lập quốc tế. Nhiều người băn khoăn tại sao chị không chọn phương án cho hai đứa học cùng trường để đưa đón cho tiện, dù sao cũng có nhiều thuận lợi hơn, nhưng chị kiên quyết: “cứ nhìn đứa lớn nhà mình thì biết. Không phải mình đã ưng ý hoàn toàn với mọi thứ ở trường quốc tế. Nhưng mình đã quá hãi hùng với lịch học dày đặc của đứa con lớn. Học ngày học đêm nhưng cháu vẫn không nhanh nhẹn, hoạt bát và tự chủ bằng mấy đứa em hàng xóm được học ở trường quốc tế.”

Đó là lí do khiến chị quyết định lựa chọn một trường tiểu học quốc tế cho cậu con trai thứ 2, dù biết mức học phí ở đó có thể cao gấp nhiều lần các trường công lập. Cùng chung tâm lý với chị Hằng, nhiều phụ huynh đều cho rằng: học trường quốc tế tuy “đắt nhưng... xắt ra miếng”.
Học phí ở các trường quốc tế thường cao hơn nhiều các trường công lập

Không quá lo lắng như các phụ huynh khác khi cho con bước vào lớp 1, chị Mai (Ba Đình, Hà Nội) chẳng mất thời gian phân vân giữa việc chọn trường đúng tuyến, hay trái tuyến cho con. Anh chị quyết định chọn trường tiểu học quốc tế ngay từ khi bé Mốc mới được 3 tuổi.

“Tôi có tham gia các chương trình “chào lớp 1” của một số trường tiểu học quốc tế và nhận thấy những trường này có nhiều ưu điểm như rèn luyện cho con sự tự tin, bạo dạn, vốn tiếng Anh tốt, chương trình học phù hợp, khiến bé không bị quá tải. Tôi đã suy nghĩ kỹ và quyết định dù mất bao nhiêu tiền cũng cố gắng cho con học tại các trường dân lập quốc tế. Bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng mong muốn con trở thành 1 người tự tin, có chính kiến, biết và dám nói lên suy nghĩ của chính mình.”

Dù chưa vào năm học mới, nhưng anh chị cũng liệt kê ra một danh sách các trường tiểu học dân lập quốc tế, và lựa chọn trường có phương pháp học cũng như điều kiện tốt nhất cho con.

Chia sẻ với các bà mẹ khác về việc có nên cho con học trường quốc tế hay không, chịHoàng Linh (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết: “Hai bé nhà tôi đều học trong trường quốc tế, trước khi cho con vào đó học, tôi rất kỳ vọng ở một số điểm sau: con sẽ độc lập, tự tin trong giao tiếp, dám nói lên chính kiến của mình, biết lắng nghe, chia sẻ, không o bế, lo lót cho cô giáo, không học quá nhiều mà vẫn tiếp thu đầy đủ kiến thức. Và sau hơn 4 năm các cháu học tại trường, gia đình tôi đang rất hài lòng vì các con dần đạt được những yêu cầu trên”.

Vợ chồng anh Nguyên (Minh Khai, Hà Nội) làm kinh doanh nên cũng có “của ăn của để”. Bởi vậy, ngay từ khi bé Thanh 3 tuổi, anh chị đã xác định cho con học trường quốc tế. Với anh chị, học phí vài trăm USD/tháng không đáng là bao. “Cái quan trọng là chúng tôi muốn con mình được chăm sóc tốt. Ở trường công lập, mỗi lớp 40-50 em, làm sao giáo viên quan tâm hết. Nhưng ở trường quốc tế thì khác, mỗi lớp chỉ có 10-15 học sinh kèm thêm một bảo mẫu nên con cái chúng tôi được “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”. Áp lực học hành cũng không nặng nề như ở trường công lập, tuy nhiên, không biết trường quốc tế nào thật sự tốt, hay chỉ mang cái mác quốc tế thôi, vì có nhiều bạn bè tôi cho con học trường quốc tế nhưng họ than nên chọn trường cẩn thận vì có nhiều trường quốc tế chất lượng không xứng đáng với học phí”, anh Nguyên tâm sự.

Với cái tên “trường quốc tế”, không ít bậc phụ huynh còn băn khoăn trước yếu tố “quốc tế” của các trường và chương trình giảng dạy tại nhà trường. Có người lo lắng liệu các trường quốc tế có thực sự “xịn” như những gì họ giới thiệu hay không?
Cha mẹ “hụt hơi” lo học phí

Mong muốn con học trong môi trường tốt là suy nghĩ của nhiều người, tuy nhiên, tiền học phí cho trẻ học trường quốc tế không phải là chuyện nhỏ.

Có mặt tại một trường dân lập quốc tế tại Tây Hồ, chị Hoàng Anh (Tây Hồ, Hà Nội) băn khoăn: “Tôi đã đi xem cơ sở vật chất của trường, thấy cũng ổn, nhưng ngặt nỗi tiền học phí và tiền xe đưa đón khá cao. Mỗi tháng 7 triệu, tính ra bằng tiền lương một tháng của tôi. Nên dù rất muốn con học trường quốc tế tôi cũng phải cân nhắc lại. Không hiếm trường hợp bố mẹ cho con học trường quốc tế được một thời gian, sau đó lại phải xin chuyển trường vì không thể kham nổi khoản đầu tư học hành khổng lồ cho con học hết chương trình. Xác định nếu cho con học ở đây thì phải có vài tỷ đồng gửi sẵn.”

Trường tiểu học quốc tế: Đắt sắt ra miếng?

Cùng chung nỗi lo này, nhiều phụ huynh tính toán: Số tiền học phí tại các trường quốc tế gấp 10 lần mức mà họ phải chi cho đứa con đầu đang theo học tại một trường công gần nhà. Nếu cho con theo học đến lớp 12 thì số tiền này không hề nhỏ.
Cơ sở vật chất tại các trường quốc tế tương đối tốt, lại ít học sinh

Nỗi lo học phí trường quốc tế cũng đang là chủ đề được chia sẻ nhiều trên các diễn đàn hiện nay. Ngoài ra, các phụ huynh có con đang theo học ở đây còn tỏ ra không mấy hài lòng về chất lượng giáo viên, cơ sở vật chất, vệ sinh thực phẩm..., khác với những tiêu chuẩn nhà trường đã thông báo hồi đầu.

“Thật tình mình bối rối trong chuyện cho con học trường nào. Muốn cho học trường quốc tế nhưng học phí cao, sợ những năm lớn hơn, mình lo không nổi thì tội con. Có suất học trường công ở quận thì không muốn học. Ôi trời! Con còn nhỏ thì lo nó uống sữa, ăn ngủ đỡ khổ hơn lo chuyện học hành,” một phụ huynh than thở trên diễn đàn.

Chính vì thế, các phụ huynh phải xác định kỹ trước khi quyết định cho con học tại một trường tiểu học quốc tế. Không chỉ riêng vấn đề tiền bạc, bởi nếu chuyển các bé sang học môi trường học cũ, các bé học tại trường quốc tế sẽ khó kham nổi chương trình học tại đây, bé sẽ có cảm giác mất căn bản và rất chật vật để đuổi kịp bạn bè.
Nỗi lo con trở thành “người Tây”

Con gái của chị Hạnh (Linh Đàm, Hà Nội) từ nhỏ đã học tại trường mầm non quốc tế, từ lớp mẫu giáo bé đã được tiếp xúc với chương trình học tiếng Anh nên khi nhập học lớp 1, ngoại ngữ của bé khá tốt. Học tiểu học, bé cũng tiếp xúc với nhiều giáo viên và bạn học nước ngoài, chủ yếu sử dụng tiếng Anh, về nhà vợ chồng chị cũng khuyến khích con rèn luyện thêm ngôn ngữ này. Kết quả là, hiện tại, việc đọc và viết đúng tiếng Việt đối với bé còn khó hơn cả tiếng Anh.

Chị Hạnh lo lắng: “Đáng lẽ tôi phải cho cháu học song song cả tiếng Việt và tiếng Anh thì chắc không đến nỗi nào. Bây giờ, gia đình phải cho cháu học tăng cường tiếng Việt để không bị mất gốc.”

Tương tự là trường hợp của gia đình anh Hưng (Long Biên, Hà Nội). Vì muốn con được tiếp xúc phương pháp học năng động, thoải mái của nước ngoài, cũng như tiếp cận văn hóa các nước, anh cho con gái học trường quốc tế từ lớp 1. Ban đầu, anh thấy tự hào vì con có suy nghĩ độc lập, sống tự giác và dạn dĩ trong cuộc sống. Tuy nhiên, càng lớn cô bé càng có biểu hiện “quá sòng phẳng” trong quan hệ bạn bè, họ hàng, thậm chí không nghe lời cha mẹ và thường xuyên tranh luận để bảo vệ ý muốn của mình.

Mong muốn con được học trong môi trường tốt, nhiều ông bố, bà mẹ không ngại
Đổ tiền tỷ cho con học trường quốc tế

“Đặc biệt, có những lúc cháu có lối sống... khá hiện đại hơn các bạn cùng trang lứa, học ở các trường khác. Cách suy nghĩ cũng già hơn, thậm chí có lần về quê, cháu nói chuyện bằng tiếng Việt, mà cách diễn đạt của cháu chẳng ai hiểu. Cuối cùng vợ chồng tôi đành phải giải thích cho mọi người. Trong nhiều câu nói, cháu không biết diễn đạt bằng từ gì của tiếng Việt thì đều chêm một vài từ tiếng Anh khiến ai cũng khó chịu. Bởi vậy, môn tập làm văn của con tôi rất… tệ.”

Rõ ràng, đến lúc các bậc phụ huynh nhận ra sự “lai hóa” của con thì đứa trẻ đã “mất” khá nhiều. Khi chuyển sang trường công lập, những học sinh “toàn cầu” không biết phải chuẩn bị bài cho ngày học mới như thế nào, chữ viết xấu, làm văn không hay và tiếng Anh cũng chẳng có gì đặc sắc. Chỉ vì sính ngoại, nhiều phụ huynh đã vô tình làm hại con mình. Chính vì thế, khi quyết định lựa chọn một trường quốc tế cho con, cha mẹ nên tìm hiểu những trường có chất lượng tốt, thật sự chứ không phải những ngôi trường tư thục chỉ gắn thêm hai chữ “quốc tế”.

Theo Afamily

Vì sao chọn trường quốc tế cho con?

Cho con học trường quốc tế các phụ huynh phải bỏ ra một khoản ngân sách rất đáng kể, nhưng mô hình học tập này vẫn thu hút ngày càng nhiều phụ huynh gửi gắm con em mình vào đó, vì họ tin rằng đây là một khoản đầu tư rất xứng đáng cho tương lai con em mình.Điểm cộng khi con học trường quốc tếTheo chân bé Thiên Long đến trường mầm non quốc tế Maple Bear tham quan cơ sở vật chất trường học mới biết lý do nhiều phụ huynh có điều kiện lại chọn trường quốc tế này cho con học tập.

Lớp học của bé rất sạch sẽ, cơ sở vật chất tốt, thiết kế phù hợp cho trẻ lứa tuổi mầm non: lớp học màu sắc, vui nhộn; sàn được lót gỗ để cách nhiệt tốt cho trẻ; tường được bao quanh bởi lớp xốp hạn chế va đập khi trẻ chạy nhảy; hệ thống điều hòa không khí giữ nhiệt độ phòng ổn định… Ngoài ra, tất cả các phòng học tại Maple Bear đều được trang bị theo tiêu chuẩn chương trình mầm non Canada, bao gồm: bảng cảm ứng thông minh Smart Board, desktop nối mạng cáp quang tốc độ cao, hệ thống âm thanh, micro… cho phép các giáo viên tổ chức buổi học sinh động và mang tính tương tác cao. Sỉ số mỗi lớp từ 12 – 15 bé với 01 giáo viên bản ngữ giảng dạy và 02 trợ giảng người Việt Nam chăm sóc bé nên gia đình rất an tâm, tin tưởng.
Tiểu học quốc tế

Bên cạnh đó, phụ huynh còn rất hài lòng với bữa ăn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con mình hàng ngày. Gặp chị Thúy Hằng – mẹ của bé Thiên Long hài lòng cho biết: “Tại Maple Bear – nơi con tôi theo học ký hợp đồng với nhà hàng nổi tiếng Black Cat của Mỹ tại Việt Nam. Ông chủ nhà hàng này là chuyên gia dinh dưỡng, trực tiếp thiết kế thực đơn cung cấp bữa ăn cho các bé. Với thực đơn mới thay đổi hàng tuần, con tôi ăn uống rất ngon miệng và có đủ năng lượng để học tập và vui chơi”.

trường quốc tế

Maple Bear Việt Nam - lớp học không bàn, giờ học không bài tập
Những bố mẹ trẻ người nước ngoài hiện đang sống và làm việc tại Việt Nam, có con học tại Maple Bear cho biết: “Chúng tôi lo lắng cho những đứa trẻ ở độ tuổi mầm non nhưng không có thời gian để chơi đùa, trò chuyện cùng với mọi người trong gia đình mỗi tối, mỗi cuối tuần vì khối lượng bài tập hàng ngày và các lớp học thêm liên tục. Đừng đánh cắp tuổi thơ của bọn trẻ”. Theo đúng tư tưởng giáo dục của các nước tiên tiến, tại các lớp học của Maple Bear, thầy cô và các bé vui chơi và hoạt động liên tục nhưng theo một mục đích rất rõ ràng: bé học cách khám phá và hiểu sâu sắc các bài học từ những hoạt động bé đang trải nghiệm. “Sao chúng ta phải luôn bắt trẻ con hiếu động phải luôn ngồi bó buộc với cái bàn phía trước? Sao bọn trẻ đã có một ngày ở trường và vẫn cần mang bài tập về nhà? Mọi người hãy tin rằng, vui chơi là hoạt động học tập nghiêm túc của trẻ con”- cô Jeanie lớp Polar Bear nói chuyện với các phụ huynh về việc học của bé ở lớp.

trường tiểu học quốc tế tại tphcm

Phụ huynh học sinh kỳ vọng rất nhiều vào những lợi thế nổi trội của trường quốc tế so với các trường dân lập, công lập. Ngoài những ưu điểm về trình độ ngoại ngữ mà phụ huynh thường nhắc tới thì khi học ở trường quốc tế, một vấn đề quan trọng hơn là các bé học được cách suy nghĩ độc lập, phát triển tư duy logic, khả năng hòa nhập cộng đồng và kỹ năng sống cho bé ngay từ lứa tuổi mầm non. Đây là điều phụ huynh mong đợi khi tìm hiểu và chọn trường quốc tế cho con theo học.

Thông tin cho bạn

Hiện nay Maple Bear Hồ Chí Minh đang có chương trình “Tuần học tỏa sáng của những ngôi sao nhỏ” trị giá 4.000.000 đồng dành cho các bé trong độ tuổi mầm non. Phụ huynh có thể đăng ký miễn phí cho bé ở bộ phận Tư vấn tuyển sinh ở các cơ sở Maple Bear tại TP.HCM

tieu hoc quoc te
Hãy liên lạc ngay với Bộ phận Tư vấn của I-CLC tại:
Trung tâm Anh ngữ I-CLC
Lầu 5, tòa nhà M-H, 728-730 Võ Văn Kiệt, Quận 5
Tel: 08.39225.990
Email: info@i-clc.edu.vn
Web: www.i-clc.edu.vn
Được tạo bởi Blogger.
Like us on Facebook
Follow us on Twitter
Recommend us on Google Plus
Subscribe me on RSS
Liên kết: Giay nam - Giay nu - Bảng giá Seo - Du hoc Nhat Ban - Bảng giá seo website