tạo má lúm đồng tiền - Nâng mũi S-line - Đào tạo seo website
Home » » Ngành Logistics - Sự lựa chọn thông minh của sinh viên

Ngành Logistics - Sự lựa chọn thông minh của sinh viên


ngành logistic

Ngành Logistics
Mới du nhập vào Việt Nam nhưng logistics đã cho thấy sự phát triển mạnh mẽ và thu hút sự chú ý từ nhiều phía. Tuy nhiên để hiểu thực sự logistics là gì thì không phải là điều dễ dàng, ngay cả những người đang hoạt động trong lĩnh vực này cũng chưa thể nói là hiểu hết được.
Vậy logistics là gì?
Trước tiên chúng ta nên tìm hiểu nguồn gốc lịch sử của từ logistics. Một đặc thù trong việc phát mình ra chữ viết của người phương tây là dựa vào các hoạt động cụ thể của con người hoặc theo tên của một người thường xuyên thực hiện một hoạt động mà sau đó được công nhận bởi nhiều người. Về mặt lịch sử, thuật ngữ logistics bắt nguồn từ các cuộc chiến tranh cổ đại của đế chế Hy Lạp và La Mã. Khi đó, những chiến binh có chức danh “Logistikas” được giao nhiệm vụ chu cấp và phân phối vũ khí và nhu yếu phẩm, đảm bảo điều kiện cho quân sỹ hành quân an toàn từ bản doanh đến một vị trí tiền tiêu. Công việc “hậu cần” này có ý nghĩa sống còn tới cục diện của chiến tranh, khi các bên tìm mọi cách bảo vệ nguồn cung ứng của mình và tìm cách triệt phá nguồn cung ứng của đối phương. Quá trình tác nghiệp đó dần hình thành một hệ thống mà sau này gọi là quản lý logistics.
Theo từ điển Tiếng Anh Oxford thì logistics được định nghĩa là "một phân nhánh của khoa học quân sự liên quan đến mua sắm, duy trì và vận chuyển vật liệu, nhân sự và cơ sở vật chất." Tuy nhiên, theo các từ điển mới của Oxford định nghĩa thì logistics là "sự phối hợp chi tiết của một hoạt động phức tạp liên quan đến nhiều người, phương tiện, vật tư", và từ điển Oxford trực tuyến định nghĩa nó như là "tổ chức mang tính chi tiết và thực hiện một hoạt động phức tạp". Một định nghĩa theo một từ điển khác là "định vị thời gian liên quan đến các nguồn tài nguyên." Như vậy, logistics thường được xem như là một phân nhánh của nhóm ngành kỹ thuật nhằm tạo ra "các hệ thống người" hơn là "hệ thống máy tính".
Theo Hội đồng Quản lý Logistics, “Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Hoạt động của quản trị logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. Ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng. Quản trị logistics là chức năng tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động logistics cũng như phối hợp hoạt động logistics với các chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách có hệ thống và hiệu quả hàng hóa và dịch vụ từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ.
Một cách định nghĩa khác chi tiết hơn về Logistics là quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan tới nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ.
 

(Một sơ đồ miêu ta một cách rõ hơn về logistics mà bạn nên tham khảo)

Một thuật ngữ không thể dịch ra tiếng bản ngữ!
Logistics là một trong những số ít thuật ngữ khó dịch nhất, giống như từ “Marketing” , từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt và thậm chí cả những ngôn ngữ khác. Bởi vì bao hàm nghĩa của từ này quá rộng nên không một từ đơn ngữ nào có thể truyền tải được hết ý nghĩa của nó.
Một số định nghĩa Logistics là hậu cần, số khác lại định nghĩa là nhà cung ứng các dịch vụ kho bãi và giao nhận hàng hoá vv … Hiện nay, tại Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới đều để nguyên từ logistics mà không tìm cách dịch sang tiếng bản ngữ, điều này góp phần tránh các trường hợp hiểu hẹp đi nghĩa gốc của từ, với cách sử dụng trên thì người dùng có thể hiểu đấy là hậu cần, dịch vụ vận tải, kho bãi, giao nhận hàng hay hẹp hơn tuy lĩnh vực họ tham gia.
Phân loại theo phương thức khai thác hoạt động
Vì lĩnh vực Logistics rất đa dạng, bao gồm nhiều quy trình và công đoạn khác nhau nên hiện nay người ta chia thành 4 phương thức khai thác hoạt động Logistic như sau:
Logistics tự cung cấp
Các công ty tư thực hiện các hoạt động logistics của mình. Công ty sở hữu các phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả con người để thực hiện các hoạt động logistics. Đây là những tập đoàn Logistics lớn trên thế giới với mạng lưới logistics toàn cầu, có phương cách hoạt động phù hợp với từng địa phương.
Second Party Logistics (2PL)
Là việc quản lý các hoạt động logistics truyền thống như vận tải hay kho vận. Công ty không sở hữu hoặc có đủ phương tiện và cơ sở hạ tầng thì có thể thuê ngoài các dịch vụ cung cấp logistics nhằm cung cấp phương tiện thiết bị hay dịch vụ cơ bản. Lý do của phương thức này là để cắt giảm chi phí hoặc vốn đầu tư.
Third Party Logistics (TPL) hay logistics theo hợp đồng
Phương thức này có nghĩa là sử dụng các công ty bên ngoài để thực hiện các hoạt động Logistics, có thể là toàn bộ quá trình quản lý Logistics hoặc chỉ một số hoạt động có chọn lọc. Cách giải thích khác của TPL là các hoạt động do một công ty cung cấp dịch vụ Logistics thực hiện trên danh nghĩa khách hàng cuả họ, tối thiểu bao gồm việc quản lý và thực hiện hoạt động vận tải và kho vận ít nhất 1 năm có hoặc không có hợp đồng hợp tác. Đây được coi như một liên minh chặt chẽ giứa một công ty và nhà cung cấp dịch vụ Logistics, nó không chỉ nhằm thực hiện các hoạt động Logistics mà còn chia sẻ thông tin, rủi ro và các lợi ích theo một hợp đồng dài hạn.
Fourth Party Logistics (FPL) hay Logistics chuỗi phân phối.
FPL là một khái niệm phát triển trên nền tảng của TPL nhằm tạo ra sự đáp ứng dịch vụ, hướng về khách hàng và linh hoạt hơn. FPL quản lý và thực hiện các hoạt động Logistics phức hợp như quản lý nguồn lực, trung tâm điều phối kiểm soát và các chức năng kiến trúc và tích hợp các hoạt động Logistics. FPL bao gồm lĩnh vực rộng hơn gồm cả các hoạt động của TPL , các dịch vụ công nghệ thông tin, và quản lý các tiến trình kinh doanh. FPL được xem là một điểm liên lạc duy nhất , nơi thực hiện việc quản lý, tổng hợp các nguồn lực và giám sát các chức năng TPL trong suốt chuỗi phân phối nhằm vươn tới thị trường toàn cầu, lợi thế chiến lược và các mối quan hệ lâu bền.
1PL, 2PL, 3PL, 4PL là gì vậy?
Khi nói đến logistics, người ta thường hay nhắc đến các thuật ngữ bên thứ 3(3PL), bên thứ nhất (1PL), thứ hai (2PL), hay bên thứ tư (4PL), vậy chúng có ý nghĩa gì? Ta cùng xem từng khái niệm.
1PL: là người cung cấp hàng hóa, thường là người gửi hàng (shipper), hoặc là người nhận hàng (consignee). Các công ty tự thực hiện các hoạt động logistics của mình. Công ty sở hữu các phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả con người để thực hiện các hoạt động logistics. Đây là những tập đoàn Logistics lớn trên thế giới với mạng lưới logistics toàn cầu, có phương cách hoạt động phù hợp với từng địa phương.
2PL: là người vận chuyển thực tế, chẳng hạn như hãng tàu, hãng hàng không, hãng xe tải
3PL: là người cung cấp giải pháp tổng thể cho dịch vụ logistics cho khách hàng, họ thường đảm nhiệm một phần, hay toàn bộ các công đoạn của chuỗi cung ứng.
4PL: Thuật ngữ 4PL lần đầu tiên được công ty Accenture sử dụng, và công ty này định nghĩa như sau: “A 4PL is an integrator that assembles the resources, capabilities, and technology of its own organization and other organizations to design, build and run comprehensive supply chain solutions.”
Một cách phân loại logistics khác
Logistics tự động hóa
Logistics tự động hóa là việc áp dụng phần mềm máy tính và máy móc tự động để nâng cao hiệu quả hoạt động logistics. Dịch vụ này thường đề cập đến các hoạt động trong một trung tâm kho bãi hoặc trung tâm phân phối, với nhiệm vụ rộng hơn được thực hiện bởi hệ thống quản lý chuỗi cung ứng và hệ thống hoạch định nguồn lực của doanh nghiệp.
Logistics Outsourching (tạm dịch là thuê ngoài)
Logistics gia công phần mềm liên quan đến một mối quan hệ giữa công ty và một LSP (nhà cung cấp dịch vụ hậu cần). Các công ty Logistics không sở hữu tài sản thì hoạt động như một người hợp nhất các dịch vụ Logistics và phần lớn các dịch vụ là đi thuê ngoài. Họ có thể phải đi thuê phương tiện vận tải, nhà kho, bến bãi …..Việc thuê ngoài đã nhanh chóng phát triển trong vài năm gần đây. Ngày nay có rất nhiều loại hình dịch vụ Logistics nhằm đáp ứng yêu cầu đa dạng khác nhau của các ngành hàng khác nhau. Khác với trước đây, không chỉ các dịch vụ Logistics cơ bản như vận tải và kho vận mà các loại dịch vụ phức tạp và đa dạng khác cũng đã xuất hiện.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.
Like us on Facebook
Follow us on Twitter
Recommend us on Google Plus
Subscribe me on RSS
Liên kết: Giay nam - Giay nu - Bảng giá Seo - Du hoc Nhat Ban - Bảng giá seo website