tạo má lúm đồng tiền - Nâng mũi S-line - Đào tạo seo website

Du Học Nhật Bản: Tư cách và điều kiện nhập học


Tư cách cư trú tại Nhật Bản (visa du học Nhật Bản, visa nhập học, visa du lịch)
LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH DU HỌC HOA SEN 
Trụ sở chính : 58 Trương Vĩnh Ký, P. Tân Thành, Q.Tân Phú, Tp.HCM 
Điện thoại : (08) 7301 1518 - (08) 7301 1519 
Email : info@duhochoasen.com

Để cư trú tại Nhật Bản với tư cách là lưu học sinh cần phải qua thẩm tra. Đối với những lưu học sinh của trường đại học, đại học ngắn hạn và trường dạy nghề thì được cấp phát visa lưu học. Còn những trường Nhật ngữ nói chung thì được cấp phát visa nhập học. Visa lưu học sinh có thời hạn là 2 năm, còn visa nhập học có thể là 6 tháng hoặc 1 năm tuỳ vào từng trường theo học. Cùng là trường Nhật ngữ nhưng có trường thì cấp visa nửa năm, có trưgờn cấp visa 01 năm. Bởi vậy, trước khi làm thủ tục đăng ký nhập học cần phải xác nhận lại cho chính xác. Tuy nhiên, thời hạn visa ngắn hay dài không phải là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của trường Nhật ngữ. Visa du lịch cũng có khi được sử dụng trong các khoá học tiếng Nhật. Tuỳ vào từng nước mà có thể được cấp phát visa du lịch trong thời hạn 3 tháng. Nếu sử dụng một cách có hiệu quả thì cũng có thể tham gia một khoá học tiếng Nhật tại Nhật Bản.

Visa du lịch sẽ mang lại hiệu quả cao nếu sử dụng vào mục đích thi năng lực tiếng Nhật, thi lưu học Nhật Bản, thi vào Đại học, nâng cao năng lực tiếng Nhật trước kỳ thi đại học.

Tư cách nhập học tại trường Đại học


Thông thường, các trường đại học tại Nhật Bản chấp nhận tư cách của các cá nhân đã kết thúc 12 năm học tại nước sở tại. Tuy nhiên, số trường Đại học lấy thành tích của kỳ thi du học Nhật Bản làm cơ sở xem xét cũng ngày càng tăng lên. Năng lực tiếng Nhật đủ để có thể nghe giảng là yêu cầu tối thiểu. Nhưng tuỳ vào đối trường là khoa học tự nhiên mà yêu cầu các môn thi khác nhau. Bởi vậy, cần phải nhanh chóng nắm bắt các thông tin về trường mình định thi trước khi trường tiến hành chiêu sinh.

Điều kiện của những cá nhân kết thúc quá trình đào tạo 12 năm tại nước sở tại

Do có sự khác biệt về chế độ giáo dục giữa các nước nên nảy sinh trường hợp người có nguyện vọng muốn đi du học Nhật Bản nhưng không phù hợp với nguyên tác “kết thúc 12 năm đào tạo tại nước sở tại”. Tại một số nước chịu ảnh hưởng của chế độ giáo dục Anh quốc mà chủ yếu là Hồng Kông và Malayxia, mặc dù đã tốt nghiệp trung học nhưng vẫn chưa đủ tư cách để vào học đại học mà chỉ có thể du học tại trường giảng dạy Nhật ngữ. Có những cơ quan đào tạo tiếng Nhật được chỉ định nhằm mục đích bù đắp 1 năm còn thiếu đó. Đó là những trường đào tạo dự bị đại học. Điều đó cũng giống với trường hợp những học sinh tại những nước có chế độ giáo dục 11 năm ngay tại trong nước cũng không có tư cách vào học đại học mà phải có giấy xác nhận đã qua một khoá học đào tạo chính thức thì mới có thể học cao lên nữa. Nói một cách khác, có thể nió rằng tư cách vào học đại học có sự thống nhất giữa các nước với nhau.
Kỳ thi du học Nhật, kỳ thi năng lực tiếng Nhật và kỳ thi lưu học sinh tư phí thống nhất

Gần đây, một hình thức thi mới là “Thi lưu học Nhật Bản” đã được tiến hành. Hàng năm, lần thứ nhất được dự định tổ chức vào tháng 6 và lần thứ hai là vào tháng 11. Mục đích của cuộc thi này là từ nhiều nước khác nhau có thể trực tiếp đi du học tại các trường đại học của Nhật Bản. Tại trong nước, các cá nhân có trình độ năng lực tiếng Nhật có thể tham gia kỳ thi mà không phải thông qua các trường tiếng Nhật nên có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí. Trên thực tế, việc có thể vào học và năng lực tiếng Nhật để có thể tiếp thu bài giảng là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Bởi vậy, chúng tôi khuyên bạn dù là trong thời gian ngắn cũng nên theo học tại trường Nhật ngữ hoặc khoa tiếng Nhật tại trường đại học.

Tư cách vào trường dạy nghề và kỳ thi năng lực tiếng Nhật

Người ta gọi trường dạy nghề là trường tiếp nhận những học sinh đã tốt nghiệp trung học và để phân biệt người ta gọi trường mà ngay cả học sinh tốt nghiệp phổ thông cơ sở cũng có thể vào học là trường chuyên tu. Cũng giống như vào học đại học, học sinh cũng cần phải có visa lưu học sinh nhưng tư cách vào học lại khác. Thứ nhất là trong trường hợp nhập học trực tiếp từ nước ngoài thì phải đạt yêu cầu là trình độ năng lực tiếng Nhật là từ cấp 2 trở lên. Trong trường hợp nếu chưa có bằng năng lực tiếng Nhật cấp 2 thì phải có thời gian học tại các cơ quan tổ chức đào tạo tiếng Nhật tại Nhật Bản hơn nửa năm thì mới được chấp nhận. Hai điều kiện trên là những tiêu chuẩn căn bản đầu tiên cần phải có để có thể vào học tại trường dạy nghề.

Cũng có thể trong tương lai sẽ thay thế bằng kết quả của kỳ thi lưu học Nhật Bản. Trong trường hợp tốt nghiệp tại những trường dạy nghề có uy tín có thể được nhận chuyển tiếp vào đại học năm thứ 3. Chế độ đó cũng được rất nhiều sinh viên Nhật Bản sử dụng

Trường Nhật ngữ

Hiện nay, tại Nhật Bản có trên 400 cơ sở đào tạo tiếng Nhật. Trên toàn quốc phía bắc từ Hokkaido đến phía nam là Okinawa đều có các cơ sở đào tạo đang hoạt động. Hàng ngày, các lưu học sinh đang miệt mài học tập tiếng Nhật tại các cơ sở đó. Xét về tổng thể, các cơ sở dào tạo tiếng Nhật có thể chia ra làm ba hình thức kinh doanh. Hình thức thứ nhất chủ yếu là khoa tiếng Nhật của các trường dạy nghề với tư cách pháp nhân trường học đứng ra tổ chức cơ sở đào tạo tiếng Nhật. Trường sẽ chiêu sinh 01 năm 02 lần vào tháng 04 và tháng 10 với visa là visa dành cho lưu học sinh. Tiếp theo là hình thức trường Nhật ngữ do cá nhân hay một công ty đứng ra tổ chức kinh doanh. Một năm trường sẽ chiêu sinh 04 lần váo các tháng 01, 04, 07 và 10. Visa ở hình thức này là visa nhập học. Cuối cùng là các cơ sở đào tạo Nhật ngữ dành cho lưu học sinh được thành lập tại các trường đại học. Hầu hết các cơ sở đào tạo đó chỉ chiêu sinh vào tháng 4 và có môi trường học tập giống như trong trường đại học. Nhưng cơ sở đó không nhất thiết chỉ dành riêng cho học viên có nguyện vọng theo học đại học tại trường đó. Học viên có quyền tự do lựa chọn trường cho mình. Về mặt tổng thể có thể chia làm ba nhóm như vậy. Tuy nhiên, khnông thể nhìn vào chủ cơ sở hay chủ pháp nhân mà có thể đánh giá chất lượng của các trường. Các bạn hãy thu thập đầy đủ thông tin từ internet, sách hướng dẫn, giáo viên và các học sinh khoá trước để có thể chọn trường sao cho sau này không phải hối hận. Dù là ít ỏi nhưng trước khi quyết định nhập học bạn cũng nên trao đổi một lần trực tiếp với giáo viên phụ trách việc chiêu sinh của trường. Việc sử dụng buổi giới thiệu về các trường Nhật ngữ được tổ chức tại các nước để trao đổi thông tin cũng là một phương thức. Bạn cũng nên tận dụng các cơ hội để hỏi kinh nghiệm thực tế của các học viên khoá trước.

Theo hisa

Những kỹ năng du học sinh cần có 2013

Những kỹ năng du học sinh cần có 2013

Nếu bạn có ý định du học thì không chỉ cần chuẩn bị về tài chính và kiến thức bạn còn cần trang bị cho mình cả những kỹ năng sống cơ bản. Dưới đây là những kỹ năng du học sinh cần có để quản lý cuộc sống xa nhà của mình.
Những kỹ năng du học sinh cần có

Kỹ năng tự lập

Du học có nghĩa là bạn phải tự làm mọi việc từ bé đến lớn, tự nấu ăn, tự giặt giũ, tự chăm sóc, tự lau dọn, tự chi tiêu, tự học… Môi trường của một du học sinh bắt buộc bạn phải như thế. Bởi lẽ không ai có thể giúp đỡ bạn như khi còn sống với gia đình.
Tự lập giúp bạn học cách để giải quyết tất cả moi việc khó dễ dù trước đây bạn chưa làm bao giờ, giúp bạn có được hàng tá kinh nghiệm rút ra trong cuộc sống hàng ngày, giúp bạn biết được khả năng cũng như hạn chế của mình, nhờ đó mà bạn trưởng thành hơn rất nhiều. Tuy nhiên, cách tốt nhất để bạn có được kỹ năng này – hay kỹ năng nào khác – chính là phải luyện tập và thực hành.
Vì thế, bạn phải đặt kỹ năng này lên đầu tiên để phấn đấu và hoàn thiện bản thân mình hơn.

Kỹ năng tự quyết định

Ở kỹ năng này, muốn bạn rèn luyện tính vững vàng, tự tin vào bản thân, quyết đoán hơn trong mọi tình huống.
Trong nhiều trường hợp, tính quyết đoán rất quan trọng. Nó sẽ giúp bạn ứng phó linh hoạt vượt qua khó khăn, giải quyết tình huống nhanh gọn và có hiệu quả.
Bạn hãy xem, một người có thái độ tích cực, khi gặp khó khăn đều tự bảo mình những câu “phải làm thế này, phải giải quyết thế kia…” để họ có thể tìm ra cách giải quyết vấn đề chứ không chỉ đổ thừa với bất kỳ lí do nào vì không giải quyết được, hoặc để đấy mặc mọi chuyện tiếp diễn ra sao.
Bạn hãy học và thể hiện sự quyết đoán của mình, đấy là kỹ năng cần thiết và nó giúp bạn luôn có hiệu quả trong công việc.

Kỹ năng xây dựng các mối quan hệ

Du học là bạn có thêm nhiều mối quan hệ, sự va chạm với các nền văn hóa khác nhau. Nhưng thử tưởng tượng xem, bạn sống trong một môi trường mà không có một mối quan hệ tốt nào được xây dựng sẽ ra sao? Xét trong phạm vi nhỏ, ở lớp học mới, bạn ngồi một chỗ, giương mắt u buồn nhìn người khác mãi ư? Nơi sinh hoạt mới, bạn bị bỏ rơi kiểu như không ai biết đến sự tồn tại của mình. Bạn bị lạc trong một đám đông ở nơi xa lạ. Bạn sẽ giải quyết mọi chuyện như thế nào? Lúc này chẳng phải tốt nhất là bạn nên mở rộng các mối quan hệ hơn?
Vậy đấy! Xây dựng một mối quan hệ tốt là kỹ năng vô cùng cần thiết đối với mỗi người. Luôn luôn có lợi cho bạn trong mọi môt trường hợp. Hãy mở rộng các mối quan hệ hơn. Ngoài việc xây dựng sự liên kết từ bạn bè, còn có thể tận dụng những tiện ích mà xã hội thông tin ngày nay đem lại. Hãy liên kết Facebook, dùng Yahoo Messenger hay các công cụ chat khác để thăm hỏi mọi người theo một hướng tích cực, dừng đi quá sâu vào cuộc sống ảo. Chỉ cần bắt đầu từ những việc nhỏ và đơn giản nhất, bạn sẽ thấy lợi ích từ việc đầu tư vào những mối quan hệ.

Kỹ năng chi tiêu, quản lý tiền bạc

Những kỹ năng du học sinh cần có
Chắc hẳn bạn đã gặp tình huông như sau: Bạn nhìn thấy một vật gì đấy trong cửa hàng và thấy rằng vật này rất cần cho mình bỏ tiền ra mua ngay lúc ấy, nhưng sau đó một tuần hay một tháng chắc chắn bạn không còn nhớ đến chúng nữa nếu chúng – thật – sư – không – cần – thiết. Ham muốn có được những món đồ vật mà mình thích nhưng không thực sự cần thiết là thói quen “có hại cho túi tiền” của bạn.
Vì thế. Hãy tự lập bảng chi tiêu và tiết kiệm cho chính mình, bằng cách ghi chép cụ thể rõ ràng những món đồ thật sự cần đến, tự tính xem một tháng bạn cần chi khoảng bao nhiêu tiền và có thể để dành được bao nhiêu cho những trường hơp cần kíp. Chắc chắn bạn sẽ làm chủ được túi tiền của mình.
LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH DU HỌC NHẬT BẢN HOA SEN 
Trụ sở chính : 58 Trương Vĩnh Ký, P. Tân Thành, Q.Tân Phú, Tp.HCM 
Điện thoại : (08) 7301 1518 - (08) 7301 1519 
Email : info@duhochoasen.com

Giấy tờ cần thiết khi làm hồ sơ du học Nhật Bản

Du hoc Nhat Ban cũng giống như du học tại các quốc gia khác, hồ sơ chuẩn bị cho bạn trước khi ra nước ngoài học tập và nghiên cứu cần được chuẩn bị kĩ càng. Dưới đây là một số giấy tờ cần thiết cho một hồ sơ du học:
Giấy tờ liên quan tới người có nguyện vọng đi du học - du học sinh
1. Giấy khai sinh bản sao.
2. Chứng minh thư nhân dân (bản sao công chứng).
3. Hộ khẩu (bản sao công chứng).
4. Bản gốc bằng tốt nghiệp cao nhất. Với những sinh viên sắp tốt nghiệp chưa nhận được bằng thì cần chuẩn bị giấy chứng nhận sắp tốt nghiệp.
5. Bảng điểm ( với các bạn chỉ tốt nghiệp THPT thì cần học bạ) (bản sao công chứng).
6. Giấy Xác nhận học tiếng Nhật.
7. Giấy xác nhận nghề nghiệp (dành cho những người đã đi làm, nếu là sinh viên ĐH, CĐ chưa tốt nghiệp thì cần giấy xác nhận đã học tại trường, bảng điểm).
8. Hộ chiếu.
9. 10 ảnh thẻ 3×4.

Giấy tờ liên quan tới người bảo lãnh
1. Sổ ngân hàng.
2. Giấy chứng nhận số dư tài khoản.
3. Giấy chứng nhận tại cơ quan làm việc va thu nhập trong 3 năm gần nhất.
4. Chứng minh thư nhân dân (bản sao công chứng).

Ai đảm bảo việc sang Nhật là có việc làm???

Du học Nhật - Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế hiện nay, việc “thắt chặt” chi tiêu là vấn đề hiển nhiên trong đại đa số bộ phận dân cư. Xét trong thị trường du học, người ta càng phải cân nhắc, nâng lên đặt xuống rất nhiều lần khi quyết định đất nước, ngành học và đặc biệt là các điều kiện liên quan đến chi phí. Chưa bao giờ phụ huynh và học sinh lại thể hiện sự quan tâm đến vấn đề việc làm thêm nhiều đến thế. Dường như, hiểu được tình hình khó khăn chung nên du học sinh hiện nay bước sang một xứ sở xa xôi không chỉ lo “cày tri thức” mà còn canh cánh một nỗi “cày việc làm”. Hiện nhiều người lưa chọn Nhật bởi người ta cho rằng cơ hội việc làm ở Nhật nhiều, cứ  sang Nhật là có thể vừa học vừa làm.
Du học nhật bản
Làm Thêm tại Nhật Bản
Hiểu được tâm lý đó, nhiều trung tâm tư vấn du học đưa ra những lời hứa hẹn “bùi tai”: ngay sau khi sang trường, sinh viên sẽ được giới thiệu việc làm với mức lương cao mặc dù tiếng Nhật chưa tốt. Nhưng khi học sinh sang đến nơi, điều đó có luôn đúng? Ai là người đảm bảo tính chính xác của những lời hứa hẹn kia?
Từ xưa cha ông ta đã nói rằng: “Có làm thì mới có ăn.  Không dưng ai dễ đem phần đến cho”. Đến nay, câu nói đó chẳng bao giờ sai nhất là trong tình hình khó khăn này. Bạn không chủ động tìm kiếm việc làm cho mình mà chỉ mong chờ vào sự sắp đặt, bạn không tự trang bị những kiến thức cho mình mà chỉ chờ đợi vào vận may hay phụ thuộc vào người khác thì dù ở bất kì đâu, bạn cũng không thể tồn tại lâu dài, nếu như không muốn nói đến sự đào thải.
Sang Nhật cũng vậy. Nhiều bậc phụ huynh khi đến với chúng tôi đặt câu hỏi: “Sang đó có việc làm luôn không?” nhưng khi hỏi ra, con em họ không biết tiếng Nhật, cũng không có ý định học tiếng Nhật để thi bất kì chứng chỉ nào. Đó là một thực tế mà rất nhiều người đang “mơ” về đất nước Nhật: Không tiếng Nhật mà vẫn đi sang Nhật và kiếm được việc làm thêm với mức lương cao. Liệu đó có phải là một ý nghĩ mang tính hưởng thụ?
Thực tế, không một trường nào của Nhật đảm bảo 100% các bạn học sinh sẽ tìm được việc làm. Nhà trường chỉ là cầu nối giữa doanh  nghiệp (nhà tuyển dụng) và học viên (người tìm việc) mà thôi. Các thông tin việc làm từ các công ty, xí nghiệp, nhà hàng được trường cập nhật thường xuyên và giới thiệu đến sinh viên. Ngoài ra, một số trường sẽ hỗ trợ sinh viên bằng cách hướng dẫn họ làm các thủ tục để có thể đi làm, đào tạo cho sinh viên cách trả lời phỏng vấn. Bạn có được nhận vào làm hay không là do sự tự tin, khả năng tiếng Nhật của bạn quyết định.
Một điều nữa là thời gian bắt đầu đi làm thêm. Thông thường sinh viên mới sang, còn “lạ nước lạ cái”, chưa quen được ngay với cuộc sống, môi trường mới và cần ít nhất khoảng 2 tháng để thích nghi. Do đó, thường từ tháng thứ 3, học sinh mới bắt đầu đi làm. Bạn đừng bao giờ tự tin quá mức mà nghĩ rằng: Bạn sẽ đi làm ngay khi bước chân sang Nhật. Bất kì việc gì cũng phải có một quy trình và theo thứ tự của nó.
du học nhật bản
Du học Nhật Bản
Ai cũng muốn được đi làm để có thêm thu nhập và tăng kĩ năng giao tiếp nhưng một sự thật là vẫn có những người không thể có việc làm. Thị trường nghề nghiệp luôn có sự cạnh tranh và một rõ ràng là những ai có trình độ thì khả năng “bon chen” sẽ cao hơn. Do vậy, nhà trường luôn khuyên sinh viên nên học tiếng trước khi sang Nhật du học. Đừng bao giờ ỷ lại toàn bộ vào trường và nghĩ rằng cứ sang là biết tiếng. Nếu bạn đã trang bị cho mình vốn tiếng Nhật, môi trường học tập sẽ là nơi để bạn học hỏi nhiều hơn và làm cho kĩ năng của mình tăng lên. Trong thời gian đầu khi chưa thể đi làm, bạn có thể tận dụng thời gian để học thêm tiếng Nhật, rèn luyện kĩ năng phỏng vấn, xin việc và tìm hiểu các thông tin tuyển dụng do trường giới thiệu. Đây cũng là thời gian để bạn chuẩn bị những thủ tục cần thiết để đi làm. Tiếng Nhật tốt đồng nghĩa với cơ hội nghề nghiệp tăng và tốc độ thích nghi cao. Ngược lai, tiếng Nhật của bạn kém, bạn phải “cày bừa’ từ đầu và nhận thấy tất cả mọi việc đều khó khăn với bạn: thích nghi chậm, khó kiếm việc làm, không còn thời gian tiến hành các hoạt động khác vì phải dành toàn lực cho việc học tiếng, cơ hội việc làm cũng mong manh. Đến lúc này, bạn đâu có quyền trách ai ngoài bản thân mình. Ngoại ngữ không tốt thì bạn đâu có thể làm việc trong môi trường không giao tiếp hoặc giao tiếp mà chỉ hiểu được 10%?
Cuối cùng, một lời khuyên chân thành nhất dành cho bạn: Dù bạn sang học ở bất kì trường nào tại Nhật, không ai đảm bảo bạn sẽ có việc làm. Chỉ có vốn tiếng Nhật tốt, sự tự tin và chủ động của bạn mới là kim chỉ nam cho con đường tìm việc của bạn mà thôi.
Để biết thêm về Du Học Nhật Bản các bạn hãy đến với Hoa Sen!

Việc làm thêm cho người đi du học Nhật Bản

Đi du học Nhật bạn có thể làm thêm ngoài giờ và mang lại khoản thu nhâm có thể lên đến 50 triệu vnđ. Thậm chí có thể kiếm được nhiều hơn mức đó, tuy nhiên đó là điều có thể thôi, vì nó phụ thuộc vào năng lực và trình độ của bạn. Đặc biệt tối quan trọng là khả năng tiếng Nhật của bạn, kỹ năng sống của bạn và bạn có thể làm được điều đó không.
 
Ở Nhật, du học sinh đi làm thêm phổ biến nhất là làm phụ việc trong nhà hàng, sau đó là dạy ngoại ngữ, dọn vệ sinh, bán hàng, đưa báo, làm công nhân nhà máy…

Kinh nghiệm du học sinh tại Nhật

Tôi là một cựu du học sinh Nhật Bản, từng học tại trường ĐH Kinh tế thông tin quốc tế ở Matoba, Kawagoe-shi, Saitama, đã về Việt Nam được gần 4 tháng. Thời gian gần đây, tôi có vào một số trang mạng xã hội, diễn đàn,… thấy các bạn du học sinh kêu ca rất nhiều về những khổ sở họ đang mắc phải khi ở Nhật. Các công ty tư vấn thì cạnh tranh không lành mạnh, đi nói xấu nhau, thậm chí có công ty còn xúi giục các du học sinh nói xấu đối thủ cạnh tranh của mình...
 
Nhiều bạn học sinh đang nhầm tưởng rằng con đường du học đối với họ là trải đầy màu hồng. Sang Nhật Bản họ sẽ được tận hưởng một cuộc sống sung sướng, an nhàn, thu nhập cao (30 – 40 triệu /tháng). Tôi xin lưu ý với các bạn đang có nhu cầu đi du học như sau: Trước khi các bạn đưa ra quyết định của mình thì nên tìm hiểu mọi thông tin liên quan, nhìn nhận và đánh giá thông tin đa chiều để có được phân tích, đánh giá tốt nhất, chính xác nhất.
 
Một nguồn thông tin đặc biệt quan trọng là từ những người đã từng đi du học Nhật Bản (những người đã thành công và cả những người đã thất bại). Các bạn sẽ có một cái nhìn rõ nét và toàn diện nhất về thực tế du học Nhật Bản như thế nào, khó khăn thuận lợi ra sao.
 
Yếu tố quan trọng nhất và giữ vai trò quyết định cho các bạn chính là khả năng tiếng Nhật. Bởi một điều rất đơn giản là các công ty tư vấn, họ cũng chỉ có thể giới thiệu việc cho những bạn có đủ năng lực tiếng Nhật. Một khi năng lực tiếng của bạn tốt rồi bạn sẽ có quyền để lựa chọn những công việc phù hợp với mình và có thu nhập cao.
 
Những người có visa du học, đang học tại các trường đại học hoặc các cơ sở giáo dục tương tương, đang học tại các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có thể làm thêm tối đa 28 giờ một tuần (trong những kỳ nghỉ dài của trường như nghỉ hè, có thể làm tối đa 8 giờ một ngày).
 
Những người có visa du học đang học khoá nghiên cứu sinh (kenkyusei) hoặc đang là sinh viên dự thính có thể làm thêm tối đa 14 giờ một tuần (trong những kỳ nghỉ dài của trường như nghỉ hè, có thể làm tối đa 8 giờ một ngày).
 
Du học sinh đi làm thêm phổ biến nhất là làm phụ việc trong nhà hàng, sau đó là dạy ngoại ngữ, dọn vệ sinh, bán hàng, đưa báo, làm công nhân nhà máy… Hiện giờ ở Nhật, việc làm thêm rất nhiều nhưng tại sao vẫn có những bạn không có việc làm? Việc làm không thiếu, chỉ thiếu những người đủ khả năng làm việc (Năng lực tiếng Nhật).

Vậy có nên đi du học Nhật Bản?

Dù ở bất kỳ đâu, làm gì thì cuộc sống cũng luôn muôn vàn thử thách. Càng đặc biệt hơn, khó khăn hơn đối với các du học sinh, không chỉ ở Nhật mà tất cả các nước nói chung. Đó không phải là con đường trải đầy hoa hồng như các bạn thường nhầm tưởng. Nó chỉ là hoa hồng khi các bạn bỏ công sức và tâm huyết để đè bẹp đi những chiếc gai.
 
Và để có được một con đường như thế các bạn phải bỏ thật nhiều công sức và trí lực cho việc học tiếng Nhật. Các bạn phải có được một quyết tâm sắt đá và một tâm lý vững vàng để vượt qua những khó khăn. Một khi các bạn chưa chuẩn bị được những hành trang như vậy thì mình khuyên các bạn đừng nên mơ tưởng đến việc học tại Nhật chứ đừng nói đến việc kiếm tiền tại Nhật.
 
Trước đây tôi cũng đã từng rơi vào hoàn cảnh đi học về, không đi làm thêm, nằm ở nhà trách móc các công ty tư vấn. Thậm chí tôi còn gọi điện về nhà kể khổ với bố mẹ, bảo bố mẹ lên công ty tư vấn đòi lại tiền vì không xin được việc cho tôi. Nhớ lại khi ấy tôi thấy thật xấu hổ.
 
Tôi sang Nhật nhưng vốn tiếng của tôi chỉ bập bẹ được mấy câu chào hỏi, mấy câu thông dụng. Công ty giới thiệu việc làm cho tôi, nhưng đến khi đi phỏng vấn lại không được nhận vì tiếng Nhật của tôi quá kém.
 
Khi còn học tiếng ở Việt Nam, tôi đã nhận được những lời cảnh báo từ giáo viên, từ người quản lý và nhân viên của công ty tư vấn. Họ khuyên tôi nên chú tâm vào học tiếng thật tốt nhưng tôi nghĩ đơn giản hóa mọi chuyện rằng sang bên này sẽ khác, làm gì đến nỗi như họ nói, tiếng thì sang Nhật học cũng được lo gì. Giờ tôi chỉ khuyên các bạn một câu đơn giản thôi “Năng lực tiếng Nhật quyết định thành công của bạn”
 
Theo những thống kê tôi được biết thì sau trận sóng thần lịch sử, Nhật Bản đang tăng tốc triển khai khôi phục xây dựng lại những gì đã bị thiên tai tàn phá. Tuy nhiên vấn đề mà Nhật Bản đang phải đối mặt chính là nguồn nhân lực để thực hiện kế hoạch đó.
 
Chính vì vậy, trong vòng 10 năm nữa, Nhật Bản rất cần nguồn nhân lực từ nhiều hướng, đặc biệt từ du học sinh ở các nước cùng chia sẻ những khó khăn mà quốc gia này đang gặp phải. Chính phủ Nhật Bản sẽ tạo mọi điều kiện để các du học sinh có được điều kiện học tập thuận lợi hơn.
 
Hiện tại tôi biết có không ít những bạn đã và đang chuẩn bị theo học các lớp tiếng Nhật để đi du hoc Nhat Ban theo chương trình du học vừa học vừa làm. Tôi khuyên các bạn trước hết cần cố gắng học tốt tiếng Nhật lúc còn ở Việt Nam. Đừng vì những thông tin không rõ ràng mà làm ảnh hưởng đến lập trường cũng như tương lai của mình.
 
Con đường mình đã chọn thì mình phải tập trung cho nó. Có rất nhiều người đã thành công thì tại sao mình lại không thành công? Họ đã bỏ ra những gì? Bạn là người hậu thế, bạn có lợi là học hỏi được những kinh nghiệm của những người đi trước. Hãy lắng nghe, chia sẻ trên tinh thần xây dựng, bạn sẽ tìm được hướng đi đúng cho mình. 
 
Chúc các bạn có được một hành trang thật tốt, thật vững vàng trên con đường học Nhật Bản.
Nguồn VNE

Du hoc singapore - Du học ở đâu với chi phí thấp nhất

Chắc hẳn một trong những câu hỏi được nhiều người đặt ra nhất khi có ý định đi du học đó là du học ở đâu là hợp lý nhất về kinh tế mà vẫn đảm bảo chất lượng? Trước đây thì khi nhắc đến du hoc thì hầu hết mọi người đến muốn đến Anh, Mỹ hay Canada.

Tuy vậy thời gian gần đây, do xu hướng hội nhập toàn cầu và do bức tranh ảm đạm của nền kinh tế thế giới nên sự lựa chọn cũng đã trở nên đa dạng và phong phú hơn. Các ngôi trường ở châu Á và châu Úc đã dần trở thành những sự lựa chọn của nhiều sinh viên với chi phí phải chăng hơn. Vậy liệu du học ở đâu là tiết kiệm kinh tế nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng du học?

Dưới đây là bảng so sánh chi phí du học các nước

Dưới đây là tổng hợp 5 địa điểm du học phổ biến là Australia, New Zealand, Anh, Mỹ, và Singapore sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về chi phí du hoc Singapore.

Học phí du học:

Sự khác biệt về chi phí du học giữa các quốc gia kể trên là khá lớn. Học phí du học tại các nước như Anh, Mỹ, Canada có thể cao hơn 30.000 USD/năm, gấp mấy lần học phí tại Singapore hoặc Malaysia. Thậm chí nhiều trường tư tại Mỹ có học phí lên đến 40.000 đến 50.000 USD/năm. Học phí tối thiểu cũng khoảng 20.000 USD/năm.

Vậy có thể thấy rằng nếu chỉ tính đến học phí du học thì có lẽ du học tại các nước châu Á như Singapore, Malaysia là sự lựa chọn phù hợp nhất đối với sinh viên Việt Nam. Học phí tối thiểu tại Singapore vào khoảng 3.000 USD đến 10.000 USD còn tại Úc hay New Zealand vào khoảng từ 14.000 USD đến 18.000 USD.

Chi phí sinh hoạt khi đi du học

Khi đi du hoc Singapore thì một trong những vấn đề quan tâm nhất đó là chi phí sinh hoạt bao gồm giá thuê nhà, chi phí đi lại, ăn uống và chi phí đi lại, và vui chơi giải trí .

Theo 1 thống kê mới nhất thì Úc là một trong những quốc gia đứng đầu về chi phí sinh hoạt đắt đỏ. Trung bình sinh viên phải trả 800 USD cho một phòng đơn/tháng, 20 USD cho 1 vé xem phim rạp.

Đứng sau Úc, chi phí tại New Zealand, Anh và Mỹ sẽ lần lượt là 700 USD, 650 USD và 610 USD. Tuy vậy thì vẫn không rẻ bằng các nước châu Á như Singapore, mức phí sinh hoạt thấp nhất, giá thuê nhà trung bình là 120 USD và chi phí đi lại trung bình là 300 USD.

Vấn đề làm thêm khi đi du học:

Đối với nhiều sinh viên quốc tế thì việc làm thêm khi đi du học đóng 1 vai trò hết sức quan trọng. Nó không những giúp họ tích lũy kinh nghiệm mà còn có tiền trang trải cho chi phí du học từ học phí đến sinh hoạt phí. Như đã liệt kê ở trên, Úc là quốc gia có sinh hoạt phí vào loại cao nhất, nhưng bù lại đây cũng là nơi mà sinh viên kiếm được nhiều tiền nhất từ việc đi làm thêm. Tại Úc, mỗi giờ làm thêm, sinh viên kiếm trung bình khoảng 25-30 AUD/giờ (tùy loại công việc). Tại Anh, Mỹ, New Zealand thì sinh viên có thể kiếm trung bình 15 USD/giờ làm thêm. Ở châu Á như Singapore thì mức thù lao thấp hơn, trung bình khoảng 4USD/giờ. Sinh viên có thể làm thêm tối đa 20h/tuần khi đang đi học, còn vào dịp lễ tết thì được làm toàn thời gian. Nhiều sinh viên có thể tự trang trải tiền học phí và sinh hoạt phí, và tiết kiệm được kha khá.

Tóm lại, qua thống kê có thể thấy Châu Á và châu Úc là những sự lựa chọn phù hợp dành cho các sinh viên quan tâm nhiều đến vấn đề tài chính và tiết kiệm khi đi du học. Đặc biệt là Úc và New Zealand, chi phí sinh hoạt có cao chút, nhưng bù lại học phí lại phải chăng và dễ kiếm việc làm thêm có thu nhập cao.

Chọn trường du học:

Các trường công thường có học phí rẻ hơn rất nhiều so với các trường tư. Ví dụ ở Mỹ một trường đại học công có học phí trung bình khoảng 10.000 USD/năm, nhưng các trường tư có thể lên đến 30.000 USD/năm. Vì thế lựa chọn trường công là sự lựa chọn phù hợp dành cho nhiều sinh viên Việt Nam, tuy vậy thì không hề dễ dàng xin vào trường công như trường tư.

Danh tiếng của các trường cũng quyết định đến học phí, trường càng nổi tiếng thì học phí càng cao và càng khó để xin nhập học như Havard (Mỹ), hay Cambridge (Anh).

Tóm lại bạn nên cân nhắc kỹ và có kế hoạch cụ thể trước khi quyết định địa điểm sẽ đến du học, sao cho hiệu quả nhất về kinh tế và chất lượng giáo dục, bằng cấp.

Câu chuyện ước mơ một thời
Tôi sinh ra và lớn lên ở một miền quê thanh bình, yên ả. Cây đa, bến nước, sân đình, lũy tre xanh rì rào trước ngõ đã nuôi nấng giấc ngủ trẻ thơ và làm nên một thời thơ ấu đầy kỉ niệm ngọt ngào. Những ngày đầu tiên cắp sách tới trường, tôi chưa hiểu thế nào là tri thức. Tại sao phải đến trường trong khi mình có thể gọi tên ông bà, cha mẹ và các anh chị, bạn bè?

Tại sao phải học những thứ kiến thức mà bố mẹ tôi hoàn toàn có thể dạy cho tôi? Đối với tôi khi đó, đi học đơn giản là xách cái túi, trong đó có vài quyển vở và 1, 2 quyển sách. Nhiệm vụ của tôi là học thuộc lòng các bài, biết đọc, viết và đạt điểm cao. Có lẽ tôi hơn bạn bè ở chỗ là tôi biết rõ nhiệm vụ của mình, luôn cố gắng đạt được “chỉ tiêu” để tránh bị ăn “mắng” nên tôi học luôn dẫn đầu lớp. Đến lúc này, tôi chợt nhận ra, đi học còn có một cái thú vị hơn là được kiêu. Còn gì thú vị hơn khi luôn được thầy cô khen ngợi trước mặt bao nhiêu bạn bè, nhìn khuôn mặt ngố ngố của chúng nó nhìn mình đầy khâm phục.

Lên cấp 2, học cùng những người bạn có “chất lượng đầu vào” tốt hơn, tôi chợt nhận ra một điều: Học không phải là nhiệm vụ, mà học giỏi, học tốt là để khẳng định bản thân mình. Những người học giỏi thì luôn tỏa sáng và không có gì bằng sự giỏi giang xuất phát từ chính tư chất của bản thân. Hồi tôi học lớp 6, tôi còn nhớ như in lời của thầy giáo dạy Văn. Khi một số bạn bè đi học với tinh thần “vui là chính”, không nắm vững được những kiến thức cơ bản, thầy đã nói với chúng tôi rằng: “Sau này các em ra đời, các em sẽ nhận ra rằng có rất nhiều cái nhục mà các em phải chịu. Nhưng trong muôn vàn cái nhục đó, cái nhục nhất chính là vô học, là không có kiến thức”. Càng ngày tôi càng nhận ra điều đó thật đúng biết bao.

Suốt thời trung học, tôi tự hào mình là số một và tôi chưa thực sự thấm thía được những cái “nhục” như thầy nói bởi môi trường tôi học chỉ là một cái “ao huyện” bé nhỏ. Lên cấp 3, “ao tỉnh” rộng hơn rất nhiều so với cái ao huyện của tôi. Hơn nữa, “ao tỉnh” lọc “tôm to, cá tươi” ở khắp các “ao huyện” đổ về. Nhân tài khắp nơi tập trung vào cái ao này để “tu thành chính quả”. Bản thân tôi mặc dù nỗ lực nhưng chưa thể có được vị trí tốp đầu như thời trung học cơ sở nữa. Mỗi ngày đi học, tôi lại nhận ra rằng trong đầu mình có không biết bao nhiêu lỗ hổng kiến thức cần phải được đắp vá. Đó không chỉ là kiến thức trong học tập mà còn là những vấn đề xã hội nữa kia. Khi nói chuyện với bạn bè, mặt “đần” ra vì không hiểu vấn đề và được nghe những câu “tỉa tót” kiểu như “Quê thế, có thế mà cũng không hiểu!”, tôi bắt đầu hiểu “nhục” là gì. Tôi không biết dùng từ gì để diễn tả tâm trạng khi đó, chỉ biết rằng đó là một cảm giác thất vọng, khó chịu và như vừa bị phủi đi tất cả những “hào quang” sáng chói mà mình cất công đắp lên được. Tự nhiên, mình bị xếp vào loại “không biết gì” hay chúng nó còn gọi là “gà”. Với tôi, bạn bè thời trung học phổ thông thật đáng học tập. Chúng nó không những học giỏi các môn học trên lớp mà hiểu biết xã hội cũng khá “đỉnh”. Tôi cũng chịu khó học hỏi nhiều hơn, đọc sách nhiều hơn.

Tôi say mê chương trình Đường lên đỉnh Olympia bởi đó là nơi tập trung những học sinh vừa học giỏi vừa hiểu biết sâu rộng. Tôi khâm phục và thần tượng những người đạt giải nhất kì thi quý, thi năm bởi sau đó, họ được đi du học. Tôi mơ ước được như họ, được sang nước ngoài học tập, giao tiếp với tất cả mọi người trên thế giới. Ở bên đó, chắc học khó lắm và chỉ có những người thực sự giỏi như họ thì mới có khả năng học mà thôi. Mặc dù bản thân tôi học tiếng Anh của trường chuyên nhưng nói được ra một câu hẳn hoi, tử tế thật là khó khăn. Xem chương trình này, thấy các anh, chị du học sinh ngồi học cùng nhau trên bãi cỏ, cùng nhau tranh luận, rồi họ đặt ra câu hỏi tiếng Anh cho các bạn học sinh, tôi thực sự khao khát một ngày được như họ. Hình ảnh khuôn viên các trường đại học thật hoành tráng, những bãi cỏ xanh, những bóng cây, những du học sinh với những cuốn sách dày đang ngồi nghiên cứu đều đi vào giấc mơ tôi. Có những hôm tôi nằm mơ thấy mình được ra nước ngoài du học. Tôi không biết đó là quốc gia nào chỉ biết rằng tôi đã rất sung sướng và tôi cố nói tiếng Anh với tất cả mọi người. Những từ tiếng Anh đơn giản vậy mà thật khó để diễn tả một đoạn thật dài những điều trong suy nghĩ. Rồi tôi choàng tỉnh dậy khi nghe tiếng gà gáy ó o, tiếng người ở xã bên đi chợ rau, chợ cá, tiếng xe bò đi gặt, tiếng trẻ con nô đùa. Nắng đã lên cao và nắng đưa tôi trở về với thực tại, một miền quê nghèo, một gia đình nông nghiệp thuần túy. Bố mẹ vất vả “gà gáy cáy kêu” nuôi 4 anh chị em chúng tôi ăn học. Để được học hành như vậy, bố mẹ đã phải hi sinh quá nhiều rồi, sao có thể yêu cầu bố mẹ cho tôi đi du học đây.

Tôi cũng biết ngoài du học theo dạng học bổng như chương trình Đường lên đỉnh Olympia, tôi vẫn hoàn toàn có thể đi theo dạng tự túc nhưng sự thật là số tiền bỏ ra quá lớn. Cùng xã tôi khi ấy, bạn thân của tôi cũng đi du hoc Singapore mặc dù bố mẹ nó người đi chợ gạo, người bán gánh xôi ở chợ làng. Nhưng nó may mắn hơn tôi vì nó đạt học bổng 70%, hơn nữa cả gia đình nó có 4 lao động và chỉ tập trung cho việc học tập của nó mà thôi. Với người dân quê tôi, bỏ ra vài trăm triệu đi du học quả thực là sự đầu tư khổng lồ mà không biết bao giờ mới “gỡ” lại vốn. Với gia đình tôi, điều đó lại càng không thể. Thế mà tôi vẫn cứ thích, vẫn cứ ước mơ, và những giấc ngủ chập chờn vẫn lởn vởn hình bóng những bãi cỏ xanh, những câu nói tiếng Anh giao tiếp. Thỉnh thoảng giữa đêm, chị tôi tát tôi mấy cái vì tôi nói mê và cứ đọc mấy từ tiếng Anh trong giấc ngủ.


Bây giờ tôi đã tốt nghiệp và đi làm. Giấc mơ du học đã không còn cồn cào, mãnh liệt như trước kia nhưng khi nhìn bạn bè sau những năm tu chí bên xứ người trở về thành đạt và có được những công việc danh giá, tôi lại chạnh lòng, thấy nuối tiếc và khao khát nữa. Tôi không quá “nhục” vì thiếu kiến thức như thầy giáo dạy Văn của tôi từng nói nhưng bản thân tôi vẫn chưa có được cảm giác hãnh diện với lượng kiến thức “cày bừa” gần 5 năm đại học. Nhìn bạn bè tôi, tôi luôn tin tưởng rằng nếu tôi được “ra đi” như chúng nó thì khi trở về, tôi sẽ là một tôi khác, tốt hơn tôi bây giờ rất nhiều. Bởi vậy, khi những học sinh học tiếng Anh của tôi hỏi tôi rằng: “Theo chị, em có nên du học không?”, tôi luôn trả lời rằng: “Nếu không phải với tinh thần “vui là chính” thì chắc chắn là nên chứ!”.

Kinh nghiệm tìm việc làm tại Singapore

Với tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất hành tinh (khoảng 2%), Singapore sở hữu một trong các thị trường việc làm mạnh nhất thế giới. Ngày nay, cơ hội tìm việc làm đã trở nên khó khăn hơn, không chỉ tại Singapore mà tại nhiều nước khác trên thế giới. Bạn có thể sẽ phải cạnh tranh với hàng chục, có thể hàng trăm người xin việc tài năng và bạn sẽ cần phải đạt được mọi lợi thế bạn có thể có thể nắm bắt công việc.
Kinh nghiệm tìm việc làm tại Singapore
Công ty tư vấn du học dtu sẽ hướng dẫn bạn thông qua thị trường việc làm tại Singapore, từ quá trình ứng tuyển, đến nộp đơn xin thị thực và nhiều hơn thế nữa.
Raffles Place là điểm đến cuối cùng của các chuyên gia săn tìm việc làm tại Singapore
  • Hãy kết nối mạng tại Singapore, mạng lưới này là trung tâm của nhiều ứng viên tìm kiếm để làm việc tại Singapore. Nếu bạn thực sự nghiêm túc về việc này, bạn hãy tham gia Chamber of Commerce và sau đó bạn có thể tiếp tục mở rộng phạm vi kết nối của mình rộng khắp. Ngoài ra, hãy giữ gìn và phát triển các mối quan hệ hiện tại và tương tác với các nhà tuyển dụng thông qua LinkedIn Group của Gateway.
  • Thẳng tiến - tiếp xúc với bất kỳ công ty mà bạn đang quan tâm. Tìm ra những người làm việc ở đó, cho dù đó là thông qua Linkedin, Twitter hoặc liên lạc cá nhân. Gửi tin nhắn cho họ và hỏi về các cơ hội việc làm có sẵn . Mục Industry Snapshots của Gateway sẽ giúp cho bạn có thể kết nối với các nhà tuyển dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
  • Thường xuyên xem thông tin tại trang web việc làm - Gateway Locations để cập nhật thông tin về những việc làm mới nhất tại Singapore. Bạn cũng có thể gửi hồ sơ của bạn tới Gateway.
  • Đăng ký với nhiều cơ quan tuyển dụng có liên quan càng tốt - rất có thể là bạn sẽ cần phải có một cuộc phỏng vấn nội bộ với cơ quan này để họ có thể xác định bạn đang tìm kiếm những gì.
Nếu bạn chưa đến Singapore, bạn nên đọc hướng dẫn săn tìm việc làm trong chuyên mục Before You Leave 
Quá trình ứng tuyển
Rất nhiều việc làm tại Singapore được quảng cáo chỉ dành cho "Người Singapore hay người sở hữu thẻ xanh định cư" . Điều này có nghĩa là họ chỉ mở cửa cho người dân địa phương hoặc những người được phép thường trú tại đây, do đó, bạn không nên ứng tuyển vào những trường hợp này. Còn nếu những quảng cáo việc làm mà không đề cập đến vấn đề này, thì có thể đây sẽ là cơi hội của bạn đó, hãy ứng tuyển ngay nhé!
Khoảng 25% dân số tại Singapore là lao động nước ngoài và người nước ngoài.
Hãy xác định rõ ràng vị trí của bạn - giải thích rằng bạn là một người tìm việc làm nước ngoài, mới được tái định cư nhưng đã có kinh nghiệm nghề nghiệp nổi bật ở trước đó, điều này rất được hoan nghênh tại Singapore. Hãy trình bày rõ về giấy phép mà bạn đang sở hữu, nó có thể là dependent pass, giấy phép du lịch dài hạn hay ngắn hạn. Người sử dụng lao động tiềm năng sẽ muốn biết điều này vì thế nó rất có giá trị trong việc ứng tuyển của bạn.
Các cuộc phỏng vấn việc làm - quá trình tuyển dụng tại Singapore cũng giống như ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, yêu cầu thông tin phỏng vấn – phòng vấn – phỏng vấn lần 2 ( cũng có nhiều trường hợp phỏng vấn lần 3) – sau đó là đề nghị cho công việc.
Đề nghị công việc
Không giống như hầu hết các nước khác, tiền lương cho các công việc tại Singapore được đề cấp tới mức lương hàng tháng, chứ không phải là hàng năm. Do chênh lệch về thuế, nó sẽ khó khăn để so sánh về tiền lương ở nước bạn, nhưng nó lại khá an toàn và thuận lợi cho bạn (see our tax section). Một số công ty cung cấp dự toán tiền lương cho các ngành công nghiệp khác nhau nhưng lại cung cấp thông tin ít hơn rất nhiều so với thực tế, thật khó để biết ai được trả lương bao nhiêu, trừ khi bạn có bạn bè hoặc người quen đang làm việc tại đó, họ có thể cung cấp cho bạn các thông tin về độ tuổi trung bình/ kinh nghiệm/ ngành công nghiệp có liên quan. Nếu bạn có cơ hội trao đổi với một nhà tư vấn tuyển dụng, họ sẽ có thể đưa ra một số chỉ đạo về điều này cho bạn.
Giấy phép lao động
Một khi bạn đã chấp nhận công việc mới của mình tại Singapore, thư mời làm việc sẽ có điều kiện, nó phải dựa vào việc bạn có đăng ký thành công giấy phép lao động tại Singapore hay không. Việc này có thể mất một vài ngày đến một vài tuần, mặc dù thế, bạn cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng đề bắt đầu làm việc. Để biết thêm thông tin chi tiết về thị thực, vui lòng xem tại đây visa section.
Bùng nổ ngành công nghiệp
Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực R & D, truyền thông kỹ thuật số, quảng cáo và sáng tạo, tuyển dụng, xuất bản, kỹ thuật, ngân hàng và tài chính, bạn sẽ thấy rất nhiều quảng cáo việc làm tại Singapore . Cập nhật thông tin mới nhất tại đây industry snapshots.
Hạn chế đối với người nước ngoài
Để tìm được một công việc tại Singapore, đối với người nước ngoài, là một việc tương đối khó khăn. Tóm lại, hạn ngạch đối với người sử dụng lao động do Bộ nhân lực Singapore đưa ra, yêu cầu các nhà sử dụng lao động phải chứng minh được việc cần thiết của việc sử dụng lao động nước ngoài tại địa phương đó. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, nếu bạn có các kỹ năng và kinh nghiệm tốt, bạn sẽ được đánh giá rất cao mà không phân biệt quê hương của bạn.
Cuối cùng, đừng mong đợi sự thành công chỉ qua 1 đêm. Tìm việc tại bất cứ nơi nào trên thế giới cũng là một công việc khó khăn và tiêu tốn thời gian của bạn. Nó có thể kéo dài tới 3 tháng. Đừng quá kén chọn về những công việc mà bạn ứng tuyển, gửi cho càng nhiều nhà tuyển dụng càng tốt và lắng nghe những phản hồi của họ.
Chúc các bạn may mắn!
---------*****---------
ĐỊNH HƯỚNG DU HỌC SINGAPORE CÙNG DTU CORP
Văn phòng tại Việt Nam: 158 Hồ Bá Kiện, P.15, Q.10, HCM, Việt Nam
ĐT: 08.6276.9647 - 08.6264.7506 Email : info@dtu.com.vn
Website: Du hoc Singapore 

Giao thông công cộng tại Singapore

Để đi từ chỗ này tới chỗ kia của Singapore không phải là điều quá dễ dàng nhưng mà việc đi lại thì tương đối rẻ. Mạng lưới giao thông công cộng phổ biến nhất tại Singapore là xe Bus, xe taxi và tàu điện ngầm (MRT)
Giao thông công cộng tại Singapore
Dịch vụ Taxi
Có đến hơn 15.000 xe taxi được trang bị đầy đủ điều hòa, hệ thống hỗ trợ du lịch, với giá cả rất phải chăng, luôn hoạt động 24h một ngày trên mọi tuyến đường, hoặc đậu tại những điểm đỗ xe trước những trung tâm thương mại và khách sạn.
Bạn có thể gọi taxi ở Singapore qua những số điện thoại sau:
  • Citycab Cash                           (65) 6552 2222
  • Citycab Credit card                 (65) 6553 8888
  • Comfort Cablink                      (65) 6552 1111
  • Comfort Premier Cab               (65) 6552 2828
  • SMRT taxis skytrek bookings   (65)6555 8888
Một số phí phụ thu khi sử dụng taxi tại Singapore
  • Từ 12 đến 6h sáng, bạn sẽ phải trả thêm 50% phí khi sử dụng (citycab và comfort)
  • Bạn thuê taxi ở sân bay Changi hoặc Seletar thì phải trả 3 SGD, nhưng nếu bạn thuê trong khoảng từ 5h chiều đến 12h đêm vào những ngày thứ 6, 7, và chủ nhật, thì số tiền bạn phải trả là 5 SGD.
Và bạn chỉ phải trả 2 SGD nếu bạn thuê taxi ở sân bay
Điều lưu ý là: vào khoảng thời gian từ 6h tối của các ngày nghỉ lễ như (tết dương lịch, tết âm lịch, đêm noen, Hari Raya Puasa, Deepavali) cho đến 12h trưa ngày thường, bạn sẽ phải trả thêm 1S$ khi sử dụng dịch vụ của City Cab và Comfort
Dịch vụ xe Bus
Bạn có thể di chuyển dễ dàng khi sử dụng dịch vụ xe bus tại Singapore, với thẻ ez – link Card, đây là loại thẻ cũng được sử dụng cho tàu điện ngầm SMRT (Mass Rapid Transit), xe bus số 36 sẽ chạy từ đại lộ Orchard tới sân bay quốc tế Changi. Xe bus sẽ đậu ở khu nhà khách thứ nhất và thứ hai. Cụ thể về lịch trình chạy xe và giá vé đều được dán tại các trạm xe bus.
Dịch vụ xe bus tại Singapore
Phí xe bus
  • Từ 0.70 S$ đến 1,40S$ - với xe bus thường
  • Từ 0.80 S$ đến 1.70S$- với xe bus có điều hòa.
Phí cụ thêm sẽ được yêu cầu, bạn có thể kiểm tra tiền vé phải trả cho hành trình của bạn bằng cách ghé qua website của Transitlink hoặc gọi vào số hotline của Transitlink là 1800 7674333
Xe Bus 2 tầng SIA
Xe bus 2 tầng SIA Singapore
Xe bus Hop on Hop là xe bus du lịch phục vụ các bạn du ngoạn ở các trung tâm mua sắm, khu vui chơi giải trí thuộc trong thành phố.
Xe bus SIA sẽ đi qua đại lộ Orchard, Bugis Junction, Suntect City, the Civic District, Boat Quay, China Town, Khu tiểu Ấn Độ và vườn Bách Thảo Singapore.
Chi Phí
  • Hành khách của Singapore Stopover Holiday : Miễn phí.
  • Hành khách của Singapore Airlines và Silk air: 3 SGD cho cả người lớn và trẻ em.
  • Hành khác tự do: 6 SGD cho người lớn và 4 SGD cho trẻ em
  • Hành khách có thể mua vé tại khách sạn, các văn phòng của hãng SIA, hoặc mua trực tiếp từ các tài xế xe bus.
Tàu điện ngầm MRT
Tàu điện ngầm Singapore SMRT cung cấp cho hành khách dịch vụ đi lại chất lượng, với rất nhiều trạm dừng toàn thành phố. Tàu điện ngầm có 2 tuyến chính, 1 tuyến có lộ trình từ Vịnh Marina tới Jurong thông qua Woodlands và tuyến còn lại đi từ sân bay Changi tới Vịnh Boon. Bạn sẽ nhận được bản hướng dẫn nhanh về sử dụng dụng dịch vụ của SMRT từ phòng kiểm soát của ga tàu.
Tàu điện ngầm MRT Singapore
Từ trung tâm thành phố, bạn chỉ mất có 27 phút đi tàu điện ngầm tới sân bay quốc tế Changi, và bạn cũng không phải chờ lâu bởi mỗi chuyến tàu cách nhau 12 phút.
Sử dụng tàu điện ngầm rất rẻ, giá cả mỗi chuyến thường giao động từ 0.8 SGD tới 1,7 SGD
Thay vì trả bằng tiền mặt, bạn có thể sử dụng thẻ EZ-Link để sử dụng đi tàu và xe bus tại Singapore. Bạn có thể mua thẻ và nạp tiền vào thẻ EZ link tại bất cứ văn phòng bán vé nào của hãng Transitlink.
---------*****---------
ĐỊNH HƯỚNG DU HỌC SINGAPORE CÙNG DTU CORP
Văn phòng tại Việt Nam: 158 Hồ Bá Kiện, P.15, Q.10, HCM, Việt Nam
ĐT: 08.6276.9647 - 08.6264.7506 Email : info@dtu.com.vn

Website: 
Du hoc Singapore 
Được tạo bởi Blogger.
Like us on Facebook
Follow us on Twitter
Recommend us on Google Plus
Subscribe me on RSS
Liên kết: Giay nam - Giay nu - Bảng giá Seo - Du hoc Nhat Ban - Bảng giá seo website