Chắc hẳn một trong những câu hỏi được nhiều người đặt ra nhất khi có ý định đi du học đó là du học ở đâu là hợp lý nhất về kinh tế mà vẫn đảm bảo chất lượng? Trước đây thì khi nhắc đến du hoc thì hầu hết mọi người đến muốn đến Anh, Mỹ hay Canada.
Tuy vậy thời gian gần đây, do xu hướng hội nhập toàn cầu và do bức tranh ảm đạm của nền kinh tế thế giới nên sự lựa chọn cũng đã trở nên đa dạng và phong phú hơn. Các ngôi trường ở châu Á và châu Úc đã dần trở thành những sự lựa chọn của nhiều sinh viên với chi phí phải chăng hơn. Vậy liệu du học ở đâu là tiết kiệm kinh tế nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng du học?
Dưới đây là bảng so sánh chi phí du học các nước
Dưới đây là tổng hợp 5 địa điểm du học phổ biến là Australia, New Zealand, Anh, Mỹ, và Singapore sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về chi phí du hoc Singapore.
Học phí du học:
Sự khác biệt về chi phí du học giữa các quốc gia kể trên là khá lớn. Học phí du học tại các nước như Anh, Mỹ, Canada có thể cao hơn 30.000 USD/năm, gấp mấy lần học phí tại Singapore hoặc Malaysia. Thậm chí nhiều trường tư tại Mỹ có học phí lên đến 40.000 đến 50.000 USD/năm. Học phí tối thiểu cũng khoảng 20.000 USD/năm.
Vậy có thể thấy rằng nếu chỉ tính đến học phí du học thì có lẽ du học tại các nước châu Á như Singapore, Malaysia là sự lựa chọn phù hợp nhất đối với sinh viên Việt Nam. Học phí tối thiểu tại Singapore vào khoảng 3.000 USD đến 10.000 USD còn tại Úc hay New Zealand vào khoảng từ 14.000 USD đến 18.000 USD.
Chi phí sinh hoạt khi đi du học
Khi đi du hoc Singapore thì một trong những vấn đề quan tâm nhất đó là chi phí sinh hoạt bao gồm giá thuê nhà, chi phí đi lại, ăn uống và chi phí đi lại, và vui chơi giải trí .
Theo 1 thống kê mới nhất thì Úc là một trong những quốc gia đứng đầu về chi phí sinh hoạt đắt đỏ. Trung bình sinh viên phải trả 800 USD cho một phòng đơn/tháng, 20 USD cho 1 vé xem phim rạp.
Đứng sau Úc, chi phí tại New Zealand, Anh và Mỹ sẽ lần lượt là 700 USD, 650 USD và 610 USD. Tuy vậy thì vẫn không rẻ bằng các nước châu Á như Singapore, mức phí sinh hoạt thấp nhất, giá thuê nhà trung bình là 120 USD và chi phí đi lại trung bình là 300 USD.
Vấn đề làm thêm khi đi du học:
Đối với nhiều sinh viên quốc tế thì việc làm thêm khi đi du học đóng 1 vai trò hết sức quan trọng. Nó không những giúp họ tích lũy kinh nghiệm mà còn có tiền trang trải cho chi phí du học từ học phí đến sinh hoạt phí. Như đã liệt kê ở trên, Úc là quốc gia có sinh hoạt phí vào loại cao nhất, nhưng bù lại đây cũng là nơi mà sinh viên kiếm được nhiều tiền nhất từ việc đi làm thêm. Tại Úc, mỗi giờ làm thêm, sinh viên kiếm trung bình khoảng 25-30 AUD/giờ (tùy loại công việc). Tại Anh, Mỹ, New Zealand thì sinh viên có thể kiếm trung bình 15 USD/giờ làm thêm. Ở châu Á như Singapore thì mức thù lao thấp hơn, trung bình khoảng 4USD/giờ. Sinh viên có thể làm thêm tối đa 20h/tuần khi đang đi học, còn vào dịp lễ tết thì được làm toàn thời gian. Nhiều sinh viên có thể tự trang trải tiền học phí và sinh hoạt phí, và tiết kiệm được kha khá.
Tóm lại, qua thống kê có thể thấy Châu Á và châu Úc là những sự lựa chọn phù hợp dành cho các sinh viên quan tâm nhiều đến vấn đề tài chính và tiết kiệm khi đi du học. Đặc biệt là Úc và New Zealand, chi phí sinh hoạt có cao chút, nhưng bù lại học phí lại phải chăng và dễ kiếm việc làm thêm có thu nhập cao.
Chọn trường du học:
Các trường công thường có học phí rẻ hơn rất nhiều so với các trường tư. Ví dụ ở Mỹ một trường đại học công có học phí trung bình khoảng 10.000 USD/năm, nhưng các trường tư có thể lên đến 30.000 USD/năm. Vì thế lựa chọn trường công là sự lựa chọn phù hợp dành cho nhiều sinh viên Việt Nam, tuy vậy thì không hề dễ dàng xin vào trường công như trường tư.
Danh tiếng của các trường cũng quyết định đến học phí, trường càng nổi tiếng thì học phí càng cao và càng khó để xin nhập học như Havard (Mỹ), hay Cambridge (Anh).
Tóm lại bạn nên cân nhắc kỹ và có kế hoạch cụ thể trước khi quyết định địa điểm sẽ đến du học, sao cho hiệu quả nhất về kinh tế và chất lượng giáo dục, bằng cấp.
Câu chuyện ước mơ một thời
Tôi sinh ra và lớn lên ở một miền quê thanh bình, yên ả. Cây đa, bến nước, sân đình, lũy tre xanh rì rào trước ngõ đã nuôi nấng giấc ngủ trẻ thơ và làm nên một thời thơ ấu đầy kỉ niệm ngọt ngào. Những ngày đầu tiên cắp sách tới trường, tôi chưa hiểu thế nào là tri thức. Tại sao phải đến trường trong khi mình có thể gọi tên ông bà, cha mẹ và các anh chị, bạn bè?
Tại sao phải học những thứ kiến thức mà bố mẹ tôi hoàn toàn có thể dạy cho tôi? Đối với tôi khi đó, đi học đơn giản là xách cái túi, trong đó có vài quyển vở và 1, 2 quyển sách. Nhiệm vụ của tôi là học thuộc lòng các bài, biết đọc, viết và đạt điểm cao. Có lẽ tôi hơn bạn bè ở chỗ là tôi biết rõ nhiệm vụ của mình, luôn cố gắng đạt được “chỉ tiêu” để tránh bị ăn “mắng” nên tôi học luôn dẫn đầu lớp. Đến lúc này, tôi chợt nhận ra, đi học còn có một cái thú vị hơn là được kiêu. Còn gì thú vị hơn khi luôn được thầy cô khen ngợi trước mặt bao nhiêu bạn bè, nhìn khuôn mặt ngố ngố của chúng nó nhìn mình đầy khâm phục.
Lên cấp 2, học cùng những người bạn có “chất lượng đầu vào” tốt hơn, tôi chợt nhận ra một điều: Học không phải là nhiệm vụ, mà học giỏi, học tốt là để khẳng định bản thân mình. Những người học giỏi thì luôn tỏa sáng và không có gì bằng sự giỏi giang xuất phát từ chính tư chất của bản thân. Hồi tôi học lớp 6, tôi còn nhớ như in lời của thầy giáo dạy Văn. Khi một số bạn bè đi học với tinh thần “vui là chính”, không nắm vững được những kiến thức cơ bản, thầy đã nói với chúng tôi rằng: “Sau này các em ra đời, các em sẽ nhận ra rằng có rất nhiều cái nhục mà các em phải chịu. Nhưng trong muôn vàn cái nhục đó, cái nhục nhất chính là vô học, là không có kiến thức”. Càng ngày tôi càng nhận ra điều đó thật đúng biết bao.
Suốt thời trung học, tôi tự hào mình là số một và tôi chưa thực sự thấm thía được những cái “nhục” như thầy nói bởi môi trường tôi học chỉ là một cái “ao huyện” bé nhỏ. Lên cấp 3, “ao tỉnh” rộng hơn rất nhiều so với cái ao huyện của tôi. Hơn nữa, “ao tỉnh” lọc “tôm to, cá tươi” ở khắp các “ao huyện” đổ về. Nhân tài khắp nơi tập trung vào cái ao này để “tu thành chính quả”. Bản thân tôi mặc dù nỗ lực nhưng chưa thể có được vị trí tốp đầu như thời trung học cơ sở nữa. Mỗi ngày đi học, tôi lại nhận ra rằng trong đầu mình có không biết bao nhiêu lỗ hổng kiến thức cần phải được đắp vá. Đó không chỉ là kiến thức trong học tập mà còn là những vấn đề xã hội nữa kia. Khi nói chuyện với bạn bè, mặt “đần” ra vì không hiểu vấn đề và được nghe những câu “tỉa tót” kiểu như “Quê thế, có thế mà cũng không hiểu!”, tôi bắt đầu hiểu “nhục” là gì. Tôi không biết dùng từ gì để diễn tả tâm trạng khi đó, chỉ biết rằng đó là một cảm giác thất vọng, khó chịu và như vừa bị phủi đi tất cả những “hào quang” sáng chói mà mình cất công đắp lên được. Tự nhiên, mình bị xếp vào loại “không biết gì” hay chúng nó còn gọi là “gà”. Với tôi, bạn bè thời trung học phổ thông thật đáng học tập. Chúng nó không những học giỏi các môn học trên lớp mà hiểu biết xã hội cũng khá “đỉnh”. Tôi cũng chịu khó học hỏi nhiều hơn, đọc sách nhiều hơn.
Tôi say mê chương trình Đường lên đỉnh Olympia bởi đó là nơi tập trung những học sinh vừa học giỏi vừa hiểu biết sâu rộng. Tôi khâm phục và thần tượng những người đạt giải nhất kì thi quý, thi năm bởi sau đó, họ được đi du học. Tôi mơ ước được như họ, được sang nước ngoài học tập, giao tiếp với tất cả mọi người trên thế giới. Ở bên đó, chắc học khó lắm và chỉ có những người thực sự giỏi như họ thì mới có khả năng học mà thôi. Mặc dù bản thân tôi học tiếng Anh của trường chuyên nhưng nói được ra một câu hẳn hoi, tử tế thật là khó khăn. Xem chương trình này, thấy các anh, chị du học sinh ngồi học cùng nhau trên bãi cỏ, cùng nhau tranh luận, rồi họ đặt ra câu hỏi tiếng Anh cho các bạn học sinh, tôi thực sự khao khát một ngày được như họ. Hình ảnh khuôn viên các trường đại học thật hoành tráng, những bãi cỏ xanh, những bóng cây, những du học sinh với những cuốn sách dày đang ngồi nghiên cứu đều đi vào giấc mơ tôi. Có những hôm tôi nằm mơ thấy mình được ra nước ngoài du học. Tôi không biết đó là quốc gia nào chỉ biết rằng tôi đã rất sung sướng và tôi cố nói tiếng Anh với tất cả mọi người. Những từ tiếng Anh đơn giản vậy mà thật khó để diễn tả một đoạn thật dài những điều trong suy nghĩ. Rồi tôi choàng tỉnh dậy khi nghe tiếng gà gáy ó o, tiếng người ở xã bên đi chợ rau, chợ cá, tiếng xe bò đi gặt, tiếng trẻ con nô đùa. Nắng đã lên cao và nắng đưa tôi trở về với thực tại, một miền quê nghèo, một gia đình nông nghiệp thuần túy. Bố mẹ vất vả “gà gáy cáy kêu” nuôi 4 anh chị em chúng tôi ăn học. Để được học hành như vậy, bố mẹ đã phải hi sinh quá nhiều rồi, sao có thể yêu cầu bố mẹ cho tôi đi du học đây.
Tôi cũng biết ngoài du học theo dạng học bổng như chương trình Đường lên đỉnh Olympia, tôi vẫn hoàn toàn có thể đi theo dạng tự túc nhưng sự thật là số tiền bỏ ra quá lớn. Cùng xã tôi khi ấy, bạn thân của tôi cũng đi du hoc Singapore mặc dù bố mẹ nó người đi chợ gạo, người bán gánh xôi ở chợ làng. Nhưng nó may mắn hơn tôi vì nó đạt học bổng 70%, hơn nữa cả gia đình nó có 4 lao động và chỉ tập trung cho việc học tập của nó mà thôi. Với người dân quê tôi, bỏ ra vài trăm triệu đi du học quả thực là sự đầu tư khổng lồ mà không biết bao giờ mới “gỡ” lại vốn. Với gia đình tôi, điều đó lại càng không thể. Thế mà tôi vẫn cứ thích, vẫn cứ ước mơ, và những giấc ngủ chập chờn vẫn lởn vởn hình bóng những bãi cỏ xanh, những câu nói tiếng Anh giao tiếp. Thỉnh thoảng giữa đêm, chị tôi tát tôi mấy cái vì tôi nói mê và cứ đọc mấy từ tiếng Anh trong giấc ngủ.
Bây giờ tôi đã tốt nghiệp và đi làm. Giấc mơ du học đã không còn cồn cào, mãnh liệt như trước kia nhưng khi nhìn bạn bè sau những năm tu chí bên xứ người trở về thành đạt và có được những công việc danh giá, tôi lại chạnh lòng, thấy nuối tiếc và khao khát nữa. Tôi không quá “nhục” vì thiếu kiến thức như thầy giáo dạy Văn của tôi từng nói nhưng bản thân tôi vẫn chưa có được cảm giác hãnh diện với lượng kiến thức “cày bừa” gần 5 năm đại học. Nhìn bạn bè tôi, tôi luôn tin tưởng rằng nếu tôi được “ra đi” như chúng nó thì khi trở về, tôi sẽ là một tôi khác, tốt hơn tôi bây giờ rất nhiều. Bởi vậy, khi những học sinh học tiếng Anh của tôi hỏi tôi rằng: “Theo chị, em có nên du học không?”, tôi luôn trả lời rằng: “Nếu không phải với tinh thần “vui là chính” thì chắc chắn là nên chứ!”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét